Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II

TPO - Năm 1945, khi tấn công quân Nhật ở Mãn Châu, quân đội Liên xô thu được một cỗ xe tăng hình tròn rất kỳ lạ. Cho tới ngày nay, người ta vẫn chưa thể giải mã mục đích chế tạo chiếc xe tăng này.

Chiếc xe tăng được coi là một trong số những phương tiện quân sự bí ẩn và kỳ lạ nhất của Thế chiến thứ II kể trên vừa được trưng bày tại bảo tàng Xe tăng Kubinka ở Moscow, Nga.

Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II ảnh 1

Mặt trước cỗ xe tăng kỳ lạ Kugelpanzer trong bảo tàng ở Moscow.

Chiếc xe tăng này được biết đến với cái tên Kugelpanzer hoặc là “xe tăng bóng”. Không thấy có tài liệu cỗ xe tăng có hình dáng lạ lùng này. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng nắm được một vài thông tin. Theo đó, xe tăng Kugelpanzer được quân Đức chế tạo mà nhiều khả năng là do chính hãng Krupp thực hiện trong Thế chiến II và được vận chuyển đến Nhật.

Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II ảnh 2

Xe tăng Kugelpanzer bên cạnh những chiếc xe tăng khác của Đức trong bảo tàng ở Moscow.

Nhiều ý kiến cho rằng xe tăng Kugelpanzer được thiết kế để sử dụng trên chiến trường như một chiếc xe trinh sát bọc thép với 1 người lái. Vỏ giáp của xe chỉ dày 5mm và có một động cơ 2 thì Cyliner. Về vũ khí, nếu ở Đức có lẽ nó sẽ được trang bị một khẩu súng máy MG34 cỡ 7,92mm và một khẩu MG42.

Tuy nhiên thiết kế kỳ quặc của xe tăng Kugelpanzer không phải duy nhất trong lịch sử mà có lẽ nó là sự bắt nguồn từ một số ý tưởng xe tăng một bánh đã xuất hiện từ trước đó như Hansa-Lloyd Bremen Treffas-Wagen (chế tạo năm 1917 trong Thế chiến I), One Wheeled War Tank, xe tăng Thumbleweed hoặc xe tăng Sa hoàng Nga.

Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II ảnh 3

Xe tăng Thumbleweed (bên trái) và xe tăng One Wheeled (bên phải).

Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II ảnh 4

Thiết kế của xe tăng One Wheeled.

Trong số đó, chiếc One Wheeled chính là ý tưởng của người Đức trong những năm 1930. Bản vẽ thiết kế của nó trông giống như một đĩa bay dựng đứng. Phía trong bánh xe là vị trí của lái xe vừa điều khiển xe vừa điều khiển hỏa lực. Phía sau bánh xe chính có 2 bánh xe nhỏ để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, do hạn chế về kỹ thuật cũng như thiếu tính hiệu quả, đã không có một chiếc One Wheeled nào được sản xuất.

Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II ảnh 5

Chiếc xe tăng Treffas Wagen của Đức trong Thế chiến I.

Chiếc xe tăng bí ẩn và kỳ lạ nhất trong Thế chiến II ảnh 6

Ảnh đồ họa của xe tăng Treffas-Wagen.

Trước đó nữa, chiếc Treffas – Wagen cũng là một sản phẩm của người Đức. Dự án phát triển loại xe tăng này được cho là bắt đầu vào năm 1916 và một mẫu xe được hoàn thành vào 1/2/1917. Đó là một xe tăng 18 tấn gồm một cabin bọc thép với một cái đuôi chứa động cơ ở phía sau. Phía trước cabin có pháo 57mm hoặc 2 khẩu súng chống tăng. Hai bên xe là hai bánh có đường kính đến 3m. Kíp lái xe gồm 4 người với một lái xe, một chỉ huy, một xạ thủ và một người nạp đạn.

Xe tăng này đã được thử nghiệm trong tháng 2 và tháng 3/1917 nhưng sau đó do không hiệu quả hoặc một lý do nào đó nên dự án đã bị hủy bỏ còn mẫu xe thì bị phá hủy vào tháng 10/1917 để lấy thép.

Theo Argunners Magazine
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.