Chích liền 3 mũi thuốc, bệnh nhân tử vong

Người nhà bệnh nhân Tiến tập trung tại Bệnh viện Đà Nẵng
Người nhà bệnh nhân Tiến tập trung tại Bệnh viện Đà Nẵng
TP - Sáng 28 - 9, hàng trăm người nhà bệnh nhân Lê Hữu Tiến (40 tuổi, trú Lệ Sơn 2, Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) tập trung trước BV Đa khoa Đà Nẵng (BVĐK) phản ứng trước việc anh Tiến tử vong đột ngột trong bệnh viện khi đang có dấu hiệu phục hồi tốt.
Người nhà bệnh nhân Tiến tập trung tại Bệnh viện Đà Nẵng
Người nhà bệnh nhân Tiến tập trung tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Rạng sáng 26 - 9, anh Tiến nhập viện sau khi bị tai nạn té bờ kênh, được chẩn đoán chấn thương sọ não, hôn mê, suy hô hấp, máu tụ ngoài màng cứng. Đến 4 giờ cùng ngày, bệnh nhân được mổ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức cấp cứu để tiếp tục chăm sóc, điều trị.

Từ sáng 27 - 9, bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi tốt, tỉnh táo trở lại, ăn uống và nói chuyện bình thường. Đến 20 giờ 50 phút cùng ngày, khi được 3 y tá chích thuốc, vừa chích đến mũi thứ ba chưa hết thuốc trong ống kim thì anh Tiến bất ngờ lên cơn co giật, sau đó tử vong.

Chị Nguyễn Thị Long, vợ anh Tiến, người trực tiếp chăm sóc chồng lúc đó, kể: “Trong 3 cô chích thuốc tôi nhìn bảng tên có cô Hoàng Thị Hằng, còn 2 cô khác chạy đi gọi bác sĩ cấp cứu nhưng chồng tôi không qua khỏi”. Theo giấy báo tử của Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân Lê Hữu Tiến tử vong hồi 21 giờ 40 phút ngày 27-9, nguyên nhân chết “chưa xác định theo dõi phản ứng thuốc”.

Chiều qua, tại buổi trao đổi với báo chí, BS Trần Ngọc Thạnh - Giám đốc BVĐK Đà Nẵng cho hay: Bệnh viện đã thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá. Kết quả ban đầu cho thấy, có khả năng bệnh nhân tử vong do phản ứng thuốc. Trong 3 loại thuốc được chích cho anh Tiến có: Hepathin (hỗ trợ gan), Citimax (hỗ trợ tăng tuần hoàn não) và Milcreof (kháng sinh), khả năng cao anh Tiến phản ứng thuốc kháng sinh.

BS Sử Thị Ngân - Trưởng phòng tổng hợp, lý giải: Phản ứng thuốc vẫn có thể xảy ra ở một vài trường hợp do cơ địa, khả năng tiếp nhận của bệnh nhân không tốt. Do loại thuốc này không thuộc danh mục thuốc kháng sinh phải thử phản ứng trước nên bệnh viện không thử phản ứng trước.

Các khâu chẩn đoán, điều trị, xử lý sau mổ, hồi sức các phòng, lực lượng chuyên môn đều tiến hành tốt, có hiệu quả. Rất tiếc lại xảy ra “tai nạn” khả năng do phản ứng thuốc này - bà Ngân nói.

Theo lãnh đạo bệnh viện, trước mắt đơn vị quyết định chi trả toàn bộ viện phí cho gia đình (anh Tiến nhập viện trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá quy định nên không được BHYT chi trả - PV), tổ chức thăm hỏi gia đình bệnh nhân và hỗ trợ một phần chi phí mai táng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.