Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4: Sẽ bất ngờ

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4: Sẽ bất ngờ
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 đã được công bố ở mức khá thấp, nhưng theo nhiều chuyên gia bước sang tháng 4 thị trường hàng hóa sẽ có nhiều biến động thất thường, rất khó có thể đưa ra nhận định cụ thể về CPI tháng này, nên đây sẽ là một ẩn số khá bất ngờ.

> Hàng nội “đẩy” hàng ngoại

Theo công bố của Tổng cục thống kê, CPI tháng 3 chỉ tăng 0,16% so với tháng trước, thấp nhất trong 20 tháng qua. Như vậy, với mức thấp này CPI cả quý 1 đã rơi xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây.

Mức tăng rất thấp này đã khiến không ít chuyên gia kinh tế bất ngờ, bởi trong tháng 3 có khá nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá mạnh, đẩy không ít hàng hóa ở rổ tính CPI bị tác động điều chỉnh cao.

Cụ thể, trong tháng 3 vừa qua thị trường đã ghi nhận việc tăng đột biến của hai mặt hàng được coi là chủ chốt gas và xăng dầu. Cùng với việc điều chỉnh này, hàng loạt mặt hàng khác như vận tải và nhiều chi phí khác tăng theo.

Một điều khiến nhiều người bất ngờ khi chỉ số CPI được công bố nữa là, ngay sau khi một số hàng hóa thiết yếu điều chỉnh tăng lên, đã không ít chuyên gia đưa ra những nhận định là CPI tháng 3 sẽ phải tăng lên khoảng gần 1%.

Trao đổi về biến động CPI trong tháng 3, TS Nguyễn Minh Phong Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, mức tăng CPI tháng 3 vừa qua là hoàn toàn hợp lý và khách quan.

Theo giải thích của TS Nguyễn Minh Phong, đồ thị CPI của Việt Nam là biến động theo hình sin, tức là cao nhất vào tháng 11, 12 và tháng 1, tuy nhiên đến tháng 2 trở đi sẽ điều chỉnh đi xuống. Chính vì vậy mà mức tăng CPI tháng 3 vừa qua là phản ánh khá đúng diễn biến.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, trong thời gian tháng 3 vừa qua lượng hóa hóa thực phẩm trên thị trường khá nhiều và dồi dào, nên giá lương thực, thực phẩm giảm mạnh.

Cùng với đó, nhu cầu tích trữ cũng không còn, thậm chí nhiều người tiêu dùng còn cắt giảm chi tiêu. Tất cả những lý do này khiến tổng nhu cầu chung giảm xuống và kéo CPI lao dốc, còn về việc tăng giá gas tháng 3 vừa qua là đột biến.

Mặc dù kể từ ngày 7-3 Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh tăng giá xăng, nhưng do kỳ tính CPI chỉ đến ngày 15 hàng tháng nên việc tăng giá này chưa tác động nhiều đến lạm phát tháng 3, TS Nguyễn Minh Phong nói.

Đánh giá về CPI tháng 4, nhiều chuyên gia cũng cho rằng sẽ có nhiều thử thách, bởi tháng 4 giá cả khá nhiều mặt hàng sẽ có những biến động lớn.

TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, do độ trễ chính sách nên CPI tháng 3 chưa bị tác động nhiều nhưng sự tăng giá này sẽ tác động vào CPI tháng 4.

Điều này là do xăng dầu là đầu vào quan trọng của sản xuất, nên việc giá mặt hàng này sẽ tác động làm nhiều hàng hóa và dịch vụ khác tăng tác động đẩy CPI lên cao.

“Về nguyên tắc nó sẽ có sức ép tăng giá như xăng, điện cộng với một số sức ép giá cả của những mặt hàng khác. Vì vậy, dự báo CPI tháng 4 sẽ tăng cao hơn, nhưng không quá 0,5%”, TS Nguyễn Minh Phong nhận định.

Trong khi đó, theo Tổ Điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 sẽ có nhiều bất ngờ.

Nguyên nhân, trong tháng 4, do tác động tăng giá của xăng dầu nhiều hàng hóa sẽ “té nước theo mưa” đẩy giá một số hàng hóa sẽ còn được điều chỉnh.

Cùng với đó, hiện một số nhà cung cấp đang kiến nghị các siêu thị tăng 3-4% giá bán hàng hóa, giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng từ 15-4... Tất cả những điều này có thể tác động làm tăng CPI tháng tới.

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, trong tháng 4 thị trường vẫn xuất hiện những yếu tố tích cực, đầy CPI đi xuống đó là hiện nguồn cung lương thực, thực phẩm trên thị trường khá dồi dào, nên giá cả những mặt hàng này chưa thể điều chỉnh tăng cao.

Ngoài ra, với xu thế giá gas thế giới đang giảm mạnh, dự dự báo giá gas trong nước có thể giảm sâu trong tháng 4 tới đây.

Theo vnmedia.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.