Chị nuôi “sao” của lính

Hồ Thị Nhung đang biểu diễn
Hồ Thị Nhung đang biểu diễn
TP - Mỗi lần cô gái trẻ Hồ Thị Nhung bước lên sân khấu, bộ đội lại vỗ tay, reo hò không ngớt.

> Lính trẻ học đánh trận

Trong đêm giao lưu văn nghệ giữa Đoàn cơ sở Trung đoàn 95 với các đơn vị kết nghĩa tại địa phương, tiết mục độc tấu đàn T’rưng của Nhung để lại ấn tượng đặc biệt. Cô gái ấy chính là công nhân viên, nuôi quân Hồ Thị Nhung, công tác tại Tiểu đoàn BB8, Trung đoàn BB95, Sư đoàn H (Quân khu 5).

Nhung tâm sự chỉ cách đây gần 1 năm thôi còn chưa biết gì về loại nhạc cụ độc đáo này. Một lần tình cờ được nghe đồng chí Nguyễn Đức Thắng, Phó bí thư Đoàn cơ sở hướng dẫn cho mấy chiến sĩ trong đội văn nghệ luyện tập đàn T’rưng, Nhung tự nhiên mê mẩn.

Một chiến sĩ người Ba Na cho Nhung biết rằng, theo truyền thống đàn T’rưng là nhạc cụ dành cho nam giới, thường chơi trên nương rẫy, kiêng cữ chơi trong nhà và trong làng. Trước đến giờ chỉ quen với vai trò chị nuôi, còn khoản văn hóa văn nghệ, Nhung vốn mù tịt.

Được chính ủy đơn vị khích lệ, chiều nào sau giờ làm việc, Nhung cũng tranh thủ tập đàn. Về nhà chị vừa nghiên cứu thêm về loại đàn này qua sách báo và các già làng ở Buôn Gram (xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk); vừa mua một số băng đĩa để xem và học theo.

Trong hội thi Cán bộ công đoàn giỏi cấp Sư đoàn năm 2011, tiết mục độc tấu đàn T’rưng Ca ngợi anh hùng Nup giành giải nhất cá nhân.

Qua nhiều lần tham gia biểu diễn phục vụ các hoạt động của Đoàn cơ sở, đặc biệt là dịp đi tuyên truyền bầu cử Quốc hội hay đi biểu diễn phục vụ bộ đội trước khi tham gia diễn tập, tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng..., Nhung dần trở thành “ngôi sao”. Tiết mục của Nhung luôn là món đặc sản được cánh lính trẻ mong chờ nhất.

Trung úy Nguyễn Đức Thắng, Phó bí thư Đoàn cơ sở cho biết Nhung vừa kết hôn, nhưng vẫn tiếp tục dành nhiều thời gian biểu diễn phục vụ bộ đội.

“Nhờ tiếng đàn T’rưng mà em và anh ấy yêu nhau. Chồng em cũng là người cùng đơn vị, nhưng trước đây chưa từng chuyện với nhau. Một lần em diễn, anh ấy lên sân khấu tặng hoa, về nhà em mới thấy trong bó hoa có một lá thư dài hơn 4 trang giấy học trò. Ngờ đâu sau đó chúng em lại yêu nhau…”, Nhung kể.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.