Chi 10.000 tỷ làm sống lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt

Đầu máy hơi nước cổ của Đà Lạt được tân trang sử dụng tại Thụy Sĩ
Đầu máy hơi nước cổ của Đà Lạt được tân trang sử dụng tại Thụy Sĩ
TPO - Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt (một trong hai tuyến đường sắt leo núi độc đáo trên thế giới) sẽ được khôi phục bởi một dự án tầm cỡ quốc gia với số vốn lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.  

Ngày 22/1, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đề nghị nhà đầu tư (Công ty CP Thương mại dịch vụ khách sạn Bạch Đằng) tiếp thu ý kiến góp ý của Cục Đường sắt Việt Nam, Ban PPP - Bộ GT-VT và các sở, ngành, địa phương thuộc hai tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận để khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt, báo cáo Bộ GT-VT trình Chính phủ và Quốc hội xin chủ trương đầu tư theo quy định.

Chi 10.000 tỷ làm sống lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt ảnh 1 Toa tàu và đường sắt răng cưa

Dự án được triển khai theo hình thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT kết hợp BT) nhằm bảo tồn kiến trúc, khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến, góp phần phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của hai tỉnh.

Được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1932, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được khai thông toàn tuyến với chiều dài 84 km, trong đó có tới 16 km đường răng cưa để tàu có thể vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Tuyến đường sắt này có 5 hầm xuyên núi với tổng chiều dài cả ngàn mét và nhiều cầu xe lửa.

Đến tận bây giờ, trên thế giới cũng chỉ có 2 tuyến đường sắt răng cưa lừng danh được xây dựng, bao gồm tuyến vượt dãy núi Alpes (Thụy Sĩ) và đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt (Việt Nam).

Tuy nhiên, trong khi tuyến đường sắt ở Thụy Sĩ hiện đang đưa du khách vượt dãy Alpes với giá vé lên tới 60 USD/người cho đoạn đường không tới 25 km, thì tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt gần như bị bỏ hoang.

Chi 10.000 tỷ làm sống lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt ảnh 2 Ga xép bị bỏ hoang tại Đà Lạt

Nguyên nhân, sau năm 1976, ngành đường sắt dần dần cho tháo dỡ các thanh ray và tà vẹt để sử dụng vào việc sửa chữa tuyến đường sắt Bắc-Nam, mặc cho các chuyên viên kỹ thuật hỏa xa ra sức can ngăn bởi chúng được chế tạo đặc biệt (có lỗ đặt ốc vít để gắn các thanh thép răng cưa), nếu tháo đi thì sau này sẽ không thể tìm đâu ra để lắp lại.

Chi 10.000 tỷ làm sống lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt ảnh 3

Hầm đường sắt hoang tàn

Sau đó đến lượt các cây cầu cũng bị tháo dỡ để lấy sắt, chỉ còn những mố cầu trơ trụi. Các đầu tàu hơi nước cổ, chuyên dụng dùng để leo đèo trên đường sắt răng cưa ở Đà Lạt cũng đã bị một doanh nghiệp của Thụy Sĩ thu gom với giá sắt vụn!

Chi 10.000 tỷ làm sống lại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt ảnh 4 Đường sắt răng cưa bị tháo dỡ, chỉ còn lại những cột đá
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.