Châu Á chờ tỏa sáng ở Cannes 2012

Điện ảnh châu Á được đón chờ ở Cannes 2012
Điện ảnh châu Á được đón chờ ở Cannes 2012
TP - LHP Cannes khai mạc ngày 16-5. Dễ nhận thấy lực lượng hùng mạnh của điện ảnh Mỹ La tinh với chục phim chỉ tính ở mục danh sách tranh giải chính thức. Châu Á kém hơn về số lượng, nhưng chất lượng thì không hề.

> Canh 'ba ba' ra thế giới

Sự bùng nổ của điện ảnh Mỹ La tinh

Nếu các nền điện ảnh Mỹ La tinh có mặt nhiều ở các hạng mục tranh giải chính thức uy tín của LHP Cannes, “đó là bởi nó xứng đáng với tài năng của họ”, Eva Morsch Kihn, điều phối viên của Hiệp hội giao lưu điện ảnh Mỹ La tinh tại Toulouse nói.

Argentina luôn có mặt ở danh sách tranh giải thời gian gần đây, tiêu biểu như đạo diễn Pablo Trapero có phim dự hạng mục Một cái nhìn, biểu tượng cho sự lớn mạnh mới của các tài năng trẻ Mỹ La tinh.

Brazil là khách mời danh dự, trung tâm của hạng mục Lựa chọn chính thức, với phim tài liệu A musica segundo Tom Jobim của Nelson Pereira Dos Santos (buổi chiếu đặc biệt) và Carlos Diegues- người đứng đầu Hội đồng giám khảo hạng mục Camera vàng.

“Từ lâu rồi chúng tôi không thấy điện ảnh Brazil ở Cannes. Mặc dù không nhiều phim có mặt trong danh sách tranh giải, nhưng đây là niềm vinh dự lớn. Carlos Diegues là người rất quan trọng, với điện ảnh nói chung và đặc biệt với điện ảnh Brazil”- Katia Adler nữ Chủ tịch LHP Brazil tại Paris nói.

Châu Á - những giá trị chắc chắn

Trong mục tranh Cành cọ Vàng, điện ảnh Hàn Quốc từng ghi dấu ấn. Đó là Hong Sang Soo thắng ở hạng mục Một cái nhìn năm 2010 với phim Hahaha, còn The Housemaid cũng giúp Im Sang Soo rinh Cành cọ Vàng.

Hương vị sơ ri của Kiarostami thắng Cành cọ vàng 1997. Nhật Bản năm nay cũng có cơ hội với phim Like somenone in love (Như ai đó đang yêu) của đạo diễn Abbas Kiarostami người Iran. Phim kể về mối tình của giáo viên đại học già và cô sinh viên trẻ ở một thành phố nước Nhật.

Ở mục Một cái nhìn, châu Á có bốn đại diện tranh giải: đạo diễn Lâu Diệp của Trung Quốc, Darezhan Omirbayev đến từ Kazakhstan, đạo diễn trẻ Ấn Độ và cựu binh của Nhật Bản là đạo diễn Koji Wakamatsu.

Các đạo diễn từng giành giải: Takashi Miike và Apichatpong Weerasethakul cũng tham gia nhưng không tranh giải. Đương nhiên, không thể xem nhẹ sức mạnh điện ảnh Hàn Quốc ở mục 15 đạo diễn.

“Phong cách đạo diễn của Hong ông không thay đổi, nhưng sự kết hợp này để lại dấu ấn đặc biệt cho bộ phim. Còn phim của đạo diễn Im Sang Soo về bi kịch về gia đình thuộc loại giàu nhất nước Hàn.

Đạo diễn này đại diện cho những người luôn xông vào những chủ đề khó, nhưng tôi tin phim dễ tiếp cận hơn các phim khác rất nhiều”, nhà phê bình gốc Hàn Darcey Paquet nhận xét ở hậu trường LHP Viễn Đông, Udine (Italia).

“Điện ảnh châu Á vẫn mạnh vì nó vẫn hợp mốt. Một số nước khác có vẻ vắng mặt, nhưng các bạn phải biết rằng đạo diễn Darezhan Omirbayev có mặt. Ấy là phần tinh túy nhất của điện ảnh châu Á hiển hiện ở Cannes, dù không rầm rộ về số lượng như thường lệ”, ông Thérouanne nói.

Xu hướng mới

Bây giờ cũng đang là thời của điện ảnh hợp tác. Đạo diễn Hong Sang Soo làm phim với Isabelle Huppert; đạo diễn Kiarostami người Iran quay phim ở Nhật. “Đây là xu hướng đáng kể của điện ảnh đương đại. Điện ảnh mang tính toàn cầu, và những tác phẩm hợp tác ngày càng nở rộ”, ông Thérouanne nhấn mạnh.

Phim Mỹ La tinh cũng theo xu hướng toàn cầu hóa, với thị trường hợp tác rất mạnh và sự năng động từ các nhà làm phim. Các tác phẩm hợp tác này đánh dấu cái bắt tay của châu Âu với Mỹ La tinh, như phim 3 của Pablo Stroll Ward (Uruguay, Argentina, Chile, Đức) hay La Sirga của William Vega (Columbia, Mehico, Pháp).

“Đây là nền điện ảnh có lượng người yêu điện ảnh khổng lồ. Người ta nhận thấy tình yêu điện ảnh, mối quan tâm đến cả châu Âu lẫn quốc tế. Cần phải biết rằng ở Mỹ La tinh, nhiều cụm rạp thống trị và chủ yếu phân phối các phim bom tấn Bắc Mỹ”.

Một trong những phim tiêu biểu trong các hạng mục tranh giải là Trên đường. Đạo diễn Brazil dẫn dắt các diễn viên nói tiếng Anh trong phim do Brazil đầu tư, phối hợp với Pháp, Canada. Bộ phim rất được mong chờ ở Cannes, biểu tượng của tính hiện đại trong hợp tác sản xuất.

Danh sách tranh Cành cọ Vàng 2012: Moonrise kingdom (phim mở màn); Cosmopolis; Bạn còn chưa thấy gì; Holly Motors; De rouille et d’os;The paperboy; Killing them softly (Giết chúng thật êm); Sự thật; Tình yêu; Lawless; Ở đất nước khác; Vị của đồng tiền; Như ai đó đang yêu; Phía của các thiên thần; Sau trận chiến; Mud; Ở bên kia ngọn đồi; Post Tenebras lux; Trong sương mù; Trên đường; Thiên đường tình yêu; Cuộc đi săn.

Lê Nhi
Theo FestivaldeCannes, Gala

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.