Chất xám về nguồn

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và kiều bào về ăn Tết Tân Mão Ảnh: Hữu Vinh
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và kiều bào về ăn Tết Tân Mão Ảnh: Hữu Vinh
TP - Ngày 25-1, lãnh đạo TP HCM tổ chức đón tiếp kiều bào về quê đón Tết. Rất nhiều kiều bào là trí thức, những người có đóng góp lớn cho TP HCM hoặc đang hướng về Tổ quốc với niềm tin mãnh liệt vào tương lai và mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng quê hương.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và kiều bào về ăn Tết Tân Mão Ảnh: Hữu Vinh
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và kiều bào về ăn Tết Tân Mão. Ảnh: Hữu Vinh.

Người trưởng thành về trước

Buổi lễ chào đón kiều bào họp mặt mừng xuân Tết Tân Mão được chính quyền TPHCM tổ chức tại Hội trường thành phố. Những gương mặt từ phương xa về hội tụ, ban tổ chức (BTC) cho biết, trong năm nay có khoảng 1.000 bà con kiều bào đến từ 23 nước, vùng lãnh thổ tham dự sự kiện này.

Ở nơi dãy ghế đầu, chúng tôi để ý có những đóa hồng trắng được đính trên ngực một số bà con. Tò mò hỏi thì mới biết, đó là những điểm trang cho những kiều bào ưu tú, xuất sắc đã có những đóng góp tiêu biểu, thiết thực cho thành phố.

Lãnh đạo TPHCM chúc mừng bà con Việt kiều về quê dịp Tết Tân Mão Ảnh: T.H.V
Lãnh đạo TPHCM chúc mừng bà con Việt kiều về quê dịp Tết Tân Mão.
Ảnh: T.H.V .

Có đến 18 đại diện cá nhân được UBND TPHCM trao tặng bằng khen trong năm nay. Đa số đều là những chuyên gia có học hàm học vị giáo sư, tiến sĩ sống ở Pháp, Mỹ, Nhật. Trong số này có Giáo sư, kỹ sư Phan Văn Trường. Ông hiện là cố vấn chính phủ Pháp về thương mại quốc tế; giảng viên Viện Quy hoạch vùng và kinh tế đô thị - Trường Đại học Kiến trúc thành phố; cố vấn cho một số doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Trường là một trong những trí thức du học ở Pháp từ năm 1963 và trở về nước năm 1997. Sống xa xứ, học tập và trưởng thành trên đất người nhưng trong ông sự trở về đất mẹ luôn thôi thúc. Vì lẽ đó, khi đã là ông chủ của một Cty chuyên về nước ở Pháp, ông Trường đã quay về...

Còn câu chuyện trở về của Giáo sư, tiến sĩ Đặng Lương Mô sống tại Nhật lại mang một dấu ấn khác. Ông về nước cùng tham gia hợp tác thiết kế và chế tạo thử nghiệm thành công con chip vi xử lý 32 bit mang tên Việt Nam: VN1632, tạo nên bước ngoặt mới cho ngành vi mạch của đất nước trong tương lai.

Với vai trò là cố vấn cho Đại học Quốc gia TPHCM, ông đã đề xuất và tham gia trực tiếp xây dựng, phát triển Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) và Chương trình cao học Vi điện tử giảng dạy bằng tiếng Anh cho Đại học Khoa học tự nhiên.

Tháng 9-2010, khóa đầu tiên đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Vi điện tử đã hoàn tất. Những người tốt nghiệp khóa đào tạo này đang giảng dạy tại các trường đại học và làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Sự thành công của chip VN 1632 giúp Chính phủ quyết định Vi mạch là vị trí số 1 trong 46 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển...

Hai kiều bào trẻ trong buổi họp mặt tại TPHCM
Hai kiều bào trẻ trong buổi họp mặt tại TPHCM .

Người trẻ tiếp bước

Trong nhóm các nhà khoa học, chuyên gia được chính quyền TPHCM trao bằng khen trong năm nay có gương mặt khá trẻ. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyên (Hoa Kỳ) vừa bước qua tuổi 40. Anh cũng theo tiếng gọi từ quê mẹ và trở về nước cùng với gia đình riêng và nhanh chóng tham gia đóng góp chất xám bằng cách tích cực hỗ trợ công tác giảng dạy cho các trường Đại học Quốc tế thành phố nhiều năm liền.

Trong số đề tài anh tham gia nghiên cứu, nổi bật là “Hệ thống hỗ trợ điều khiển giao thông thời gian thực” và đã giúp cho hơn 20 sinh viên được nhận học bổng cao học và đại học tại Mỹ.

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM (UBVNVNONN TPHCM), tính đến thời điểm hiện tại, đã cập nhật được danh sách 700 trí thức Việt kiều, trong đó có 401 tiến sĩ, 62 thạc sĩ, còn lại là những người tốt nghiệp đại học ở 25 nước, vùng lãnh thổ. Và, dòng chảy chất xám này đang tiếp tục đổ về đất mẹ, trong số này, họ đã đóng góp và đã tạo được thành công nơi quê hương của mình.

Trong sự kiện diễn ra ngày hôm qua, chúng tôi thấy nhiều gương mặt trẻ, thậm chí là tuổi teen ngồi xen kẽ trong những hàng ghế khách mời phía sau của hội trường. Nhiều em đã nói rằng, không biết nhiều tiếng Việt vì sinh ra ở xứ người nhưng vì tò mò nên đã đăng ký tham gia.

Trong số đó, có Trần Cao Dũng (SN 1982), đã theo gia đình định cư ở Ba Lan trên 15 năm. Bằng chất giọng lơ lớ, Dũng cho biết, đã cùng gia đình về nước được 4,5 lần nhưng lần này là sự trở về thực sự và định cư hẳn ở quận 7. Tốt nghiệp ngành Quản trị ngân hàng, Dũng quay về làm quản trị tài chính cấp cao trong một ngân hàng thương mại cổ phần.

“Đây là thời điểm thuận lợi cho những người trẻ của chúng tôi trở về để gây dựng sự nghiệp và lập gia đình. Chỉ có quê hương mới cho mình sự phát triển lâu dài, ở nước ngoài có đóng góp cách mấy cũng là quê hương của người ta. Tôi tin tưởng vào đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt tại TPHCM năng động này. Vì thế sự trở về của tôi là lựa chọn đúng đắn”.

Theo ước tính của UBVNVNONN TPHCM, kiều bào về nước dịp Tết Tân Mão sẽ tăng mạnh so với năm trước do tình hình kinh tế thế giới đang phục hồi dần. Trong đó, kiều bào tại Mỹ về TPHCM sẽ chiếm 35 - 40%, ước đạt 150.000 người.

Ông Trần Hòa Phương - Phó Chủ nhiệm UBVNVNONN TPHCM cho biết, tới thời điểm này, đã có trên 400.000 lượt kiều bào về nước qua các cửa khẩu quốc tế tại TPHCM.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG