Câu chuyện rùng rợn về hổ cái ăn thịt người vùng Champawat

TPO - Dù biết rằng loài hổ Bengal “chẳng mấy thân thiện” với con người nhưng người ta vẫn lạnh gáy khi nghe về sự hung bạo và tàn độc của một số cá thể hổ đặc biệt hung dữ. Một trong những con hổ như vậy sống ở Nepal gần dãy Himalaya. Con hổ cái này đã giết chết rất nhiều người, bất cứ ai nó gặp trong rừng.

Săn hổ

Câu chuyện rùng rợn về hổ cái ăn thịt người vùng Champawat ảnh 1

Một cá thể hổ Bengal.

Nhiều thợ săn đã cố tiêu diệt nó nhưng con hổ này quá “xảo quyệt”, nó không để lại một dấu vết nào. Cuối cùng, cả Chính phủ Nepal cũng phải trực tiếp tham gia vào vấn đề này. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi nó đòi hỏi sự can thiệp của quân đội.

Tuy nhiên, ngay cả những người lính được đào tạo chuyên nghiệp cũng không thể theo dấu con thú nguy hiểm. Điều duy nhất họ làm được là khiến con hổ phải thay đổi địa bàn. Nó vượt qua biên giới Ấn Độ sang vùng Champawat, và tiếp tục săn người ở đây. Người dân trong vùng nói rằng cứ giết thêm một người nó lại trở nên táo tợn hơn.

Đã có lúc nó tấn công người ngay giữa ban ngày và bỏ lại xác người ngay gần nhà dân. Dân làng rất sợ hãi và không ai dám rời nhà để làm việc. Họ thường nghe thấy tiếng hổ gầm vang từ trong rừng, như đang chờ con mồi tiếp theo nạp mạng, mặc dù loài hổ hiếm khi gầm như loài sư tử. Nói chính xác là loài hổ có khả năng gầm, nhưng chúng rất hiếm khi làm vậy và tiếng gầm của chúng không lớn bằng tiếng gầm của sư tử để có thể nghe thấy từ khoảng cách nhiều kilomet.

Jim Corbett – người đã thuần phục hổ cái Champawat

Câu chuyện rùng rợn về hổ cái ăn thịt người vùng Champawat ảnh 2

Xác hổ Champawat bị Jim Corbett bắn năm 1907.

Cuối cùng thì chỉ có một người diệt trừ được mối nguy này. Người đó là Jim Corbett  (sau này trở thành một trong những người đi tiên phong trong phong trào bảo tồn loài hổ). Ông đã tìm thấy con hổ nhờ dấu vết máu và các mảnh chân tay của một cô gái nằm rải rác trong rừng. Cobert kể rằng ông sợ đến cứng người khi nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng đó. Corbett bắn chết con thú dữ vào năm 1907

Người dân địa phương rất biết ơn ông và gọi ông là sadhu – có nghĩa là “thầy pháp” hoặc “vị Thánh”

Lý do hổ săn người

Một giả thiết được đặt ra là con hổ này săn người do bị mất răng nanh khi một thợ săn bắn trúng nó. Dù may mắn thoát chết nhưng không có răng nanh nhọn, nó không thể săn những con mồi thông thường. Và thế là nó chuyển sang một con mồi khác, một con mồi không quá nhanh nhẹn cũng chẳng khỏe mạnh gì – con người. Khi nó bắt đầu hoành hành, người ta gọi nó "adamkhor" nghĩa là kẻ ăn thịt người.

Số nạn nhân

Số nạn nhân ước tính là 436, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì chưa bao gồm số người mất tích.

Sự tương đồng thú vị

Hổ cái ăn thịt người vùng Champawat là một trong những câu chuyện nổi tiếng và đẫm máu nhất trong lịch sử. Nó đã giết nhiều người hơn bất cứ kẻ sát nhân hàng loạt nào.

Chỉ có một kẻ giết người hàng loạt có thể so sánh với hổ cái Champawat - đó là nữ bá tước Hungary nổi tiếng Elizabeth Báthory. Đây là kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng nhất, và trùng hợp thay, mụ được gọi là "Hổ cái vùng Csejte” hoặc "ma cà rồng" Transylvania.

Các cuộc tấn công của con hổ này đã được Sách kỷ lục Guinness công nhận là số người bị hổ giết lớn nhất.

Theo Dino Animals
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.