Cảnh sát 113  thành ca sĩ nổi tiếng Việt Nam

Cảnh sát 113  thành ca sĩ nổi tiếng Việt Nam
TP - Dương Trần Nghĩa- giọng nam độc đáo của Giọng hát Việt tái xuất với tư cách khách mời trong chương trình riêng của Uyên Linh Người hát tình ca tại Nhà hát Lớn Hà Nội 30-12.

> Giọng hát Việt- nhạt vì ban huấn luyện?
> Thí sinh The Voice 'đổ bộ' Bài Hát Việt

Anh nguyên là cảnh sát cơ động, từng lái taxi, làm bồi bàn, hướng dẫn du lịch… cho đến khi nổi tiếng qua GHV.

Bạn được trang bị những gì về âm nhạc trước khi đến với cuộc thi?

Trước đó, tôi chưa có kỹ năng nào về âm nhạc. Khi thi GHV, tôi có sự hỗ trợ của các cô giáo thanh nhạc, còn hoàn toàn là bản năng.

Trên sân khấu The Voice, mặt bạn lúc nào trông cũng có vẻ lo lắng không được thoải mái?

Ưu tư suy nghĩ đúng không anh! Thứ nhất là khuôn mặt tôi kiểu như thế (cười). Nhiều lúc hát ở trên sân khấu, tâm trạng hơi hướng về gia đình một tý. Cũng biết hai mẹ con đang ngóng trông. Nên nhiều lúc việc đi tiếp với tôi không quan trọng.

Bạn không tập trung thi đâm ra những khán giả yêu quý bạn cũng bị thiệt?

Vâng, đúng, tôi rất buồn việc ấy. Đúng là tham vọng mình cũng hơi yếu. Căn bản tôi cũng có công việc kinh doanh sẵn rồi.

Ca hát là đam mê nuôi từ lâu. Xác định để theo nghề chuyên nghiệp thì tôi cũng chưa có ý định. Tôi có ban nhạc ở Hà Nội trước khi đi thi. Sau cuộc thi về với anh em thì mình vẫn làm chơi thôi. Cũng phải có chút gì đó đầu tư, chờ thời nữa…

Bạn có định đầu tư cho việc học nhạc?

Tôi không phải quá già, không phải hết độ tuổi học hành, nhưng thời gian này phải đầu tư cho con trước đã. Cho nên tôi sẽ học ở mức độ vừa phải. Có thể sẽ học thêm thanh nhạc ở các thầy cô có tiếng để giữ giọng thôi, chứ tham gia trường lớp bài bản lâu dài chắc không đủ thời gian.

Bạn có thể kể về ban nhạc của mình?

Bọn tôi chủ yếu làm ở các quán bar Tây, thỉnh thoảng diễn chương trình sự kiện. Chúng tôi hầu như chơi nhạc nước ngoài, định hình phong cách acoustic có một chút funk mà khách nước ngoài hay thích.

Trước khi đi thi, tôi và ban nhạc diễn kín tuần, nay tôi chỉ nhận tuần 3-4 buổi. Sau cuộc thi cũng phải giữ hình ảnh một chút, không thể tràn lan.

Vì sao bạn rời ngành công an?

Tốt nghiệp cấp 3, tôi đi nghĩa vụ công an 4 năm rưỡi. Mỗi ngành có một cơ chế xét tuyển chuyên nghiệp riêng giải thích rất dài. Tôi xác định theo hướng kinh doanh. Sau khi ra ngành tôi đi học Quản trị kinh doanh, một hướng để có thêm thời gian theo đuổi đam mê hơn. Trong ngành tôi phải trực 24/24, tuần chỉ về nhà một ngày từ 6h sáng đến 7h tối.

Biết trước (bố Nghĩa làm công an) làm công an vất vả thế mà bạn vẫn theo?

Tôi lại thích như thế. Thời gian trong ngành tôi học được nhiều thứ nhất. Cảnh sát đi làm đêm hôm tiếp xúc đủ thành phần xã hội. Qua những lần như thế con người mình tự nhiên điềm đạm hơn.

Bạn có vẻ hơi tham nhỉ? Thích làm cảnh sát cơ động, thích hát, kinh doanh…

Tôi nhiều nghề lắm, lái xe taxi, bồi bàn các kiểu, hướng dẫn viên du lịch… Những nghề như thế là trải nghiệm thôi chứ tôi không tham.

Ngay từ khi xác định theo ngành công an, tôi đã gạt bỏ hết ước mơ để tập trung cho công việc. Nhưng mỗi công việc mình đâu biết sẽ gắn bó với nó đến đâu, mà sẽ có những bước ngoặt mà anh bắt buộc phải thay đổi.

Thời điểm đấy tôi xác định là mình theo ngành như một cái gì đó huấn luyện con người mình, như kiểu đi bộ đội, chứ chưa xác định là sẽ công tác.

Bạn có thể chia sẻ một pha gay cấn đối mặt tội phạm?

Cũng có nhiều tình huống sinh tử. Thường xuyên phải chống đua xe. Các vụ xử lý cướp bóc bao giờ cũng có anh em hỗ trợ chứ mình không đi một mình. Mỗi việc tôi nghĩ có một cái khó riêng.

Hình như bố mẹ không ủng hộ thiên hướng ca hát của bạn?

Đến tận bây giờ cũng vẫn thế. Chỉ sau vòng Đối đầu của The Voice, mọi người mới biết tôi đi thi. Tôi chỉ bảo gia đình tôi vào Sài Gòn công tác. Mình có gia đình rồi thì các cụ cũng tin tưởng hơn một chút.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.