Khăn ướt được làm từ polyester, nếu bị ném xuống biển hoặc bị trôi xuống bồn cầu toilet, chúng phải mất hàng trăm năm để có thể phân hủy hoàn toàn. Ngoài ra, khi lau chúng trên làn da mỏng manh của trẻ lẫn da mặt của mình, nhiều người không nghĩ đến các hóa chất có trong chúng có ảnh hưởng nặng nề thế nào tới sức khỏe.
Dưới đây là tên các loại hóa chất thường có trong khăn ướt mà bạn nên để ý:
1. Nước: Được ghi là aqua, là thành phần cơ bản của nhiều sản phẩm.
2. Cetearyl Isononanoate: Acid béo, đây là chất sáp tạo cảm giác làm dịu cho da nhưng dùng nhiều lần có thể gây viêm da.
3. Glycerin: Chất giữ ẩm mà da cũng có thể tự sản xuất.
4. Ceteareth-20: Chất làm mềm, nhũ hóa giúp làm mềm da, hòa tan các loại hóa chất khác. Vài nghiên cứu lo ngại rằng chất này có thể khiến da hấp thụ cả những hóa chất có hại, không nên dùng trên da bị tổn thương.
5. Cetearyl alcohol: Làm dung dịch trở nên đặc hơn, khiến dầu và nước không tách ra.
6. Ceteareth-12: Chất nhũ hóa.
7. Polysorbate 20: Chất đa tác dụng giúp nhũ hóa các hóa chất khác nhưng cũng là một dạng của chất tẩy rửa.
8. Parfum: Hương liệu tổng hợp bao gồm rất nhiều chất khác nhau.
9. Aloe Barbadensis Leaf Juice: Chất làm dịu, cấp nước, thường được dùng cho sản phẩm ghi "chiết xuất tự nhiên".
10. Chamomilla Recutita Flower Extract: Chiết xuất hoa cúc có tác dụng làm dịu da nhưng một số người có thể bị dị ứng với cây họ cúc.
11. Disodium EDTA: Một dạng chất bảo quản giúp mỹ phẩm không bị chuyển màu, thoái hóa.
12. Propylene Glycol: Chất giữ ẩm hút nước cho da, hòa tan các chất khác nhưng có thể gây kích ứng da.
13. Sodium Citrate: Acid giúp cân bằng pH của sản phẩm.
14. Phenoxyethanol: Chất bảo quản có thể gây nhiều biến chứng như ezema, bệnh hô hấp.
15. Benzoic Acid: Chất bảo quản thường có trong mỹ phẩm, thực phẩm.
16. Dehydroacetic Acid: Chất bảo quản tổng hợp chống nấm mốc.
17. Citric Acid: Acid giúp cân bằng pH của sản phẩm.
18. Glyceryl stearate: Hoạt động như chất bôi trơn, ngăn chặn mất nước trên da, chống sản phẩm phân rã.