Cảnh báo nạn giả mạo nhà mạng nâng cấp lên sim 4G

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, thời gian gần đây đã có hiện tượng nhiều người tiêu dùng bị mang nợ hàng chục triệu đồng bởi các chiêu thức giả mạo nhà mạng viễn thông.

Cụ thể, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 và Hệ thống tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng của cục này đã tiếp nhận hàng chục cuộc gọi, đơn thư phản ánh về vấn đề này. Theo phản ánh của người tiêu dùng, một số đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP và thanh toán hàng chục triệu đồng cho các đơn hàng online bằng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.

Điển hình là trường hợp chị P.T.P.T ở TP Hồ Chí Minh. Chị T từng bị chiếm đoạt hơn 30 triệu đồng từ chiêu thức lừa đảo nêu trên. Theo phản ánh của chị T, chiều ngày 20/2/2021, chị nhận được một cuộc gọi từ số điện thoại 024.66704573. Người gọi tự xưng là nhân viên MobiFone hỗ trợ nâng cấp miễn phí từ 3G lên 4G cho sim điện thoại của chị.

Sau khi thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng mạo danh để đổi sim 4G, chị T nhận thấy sim điện thoại bị mất tín hiệu, vô hiệu hóa. Đồng thời, chị nhận được thông báo gửi đến hộp thư điện tử về việc thay đổi mật khẩu thành công đối với ứng dụng Fe Credit. Thấy bất thường, chị T đến cửa hàng MobiFone để khóa và khôi phục sim. Sau khi sim được khôi phục, chị T phát hiện thẻ tín dụng Fe Credit của chị chỉ còn 70.000 đồng và đã phát sinh các giao dịch qua thẻ 31,19 triệu đồng chỉ trong 30 phút kể từ khi sim điện thoại bị vô hiệu hóa.Tương tự, cũng ở TP Hồ Chí Minh, chị N.T.H.M, khách hàng của VinaPhone cũng bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 50 triệu đồng với phương thức tương tự.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, khi nhận được tin nhắn hay thư điện tử có chứa đường dẫn lạ, người tiêu dùng không nên vội vàng truy cập hoặc nhấp vào đường dẫn đó. Người tiêu dùng cần tìm hiểu thêm thông tin trên website chính thức của doanh nghiệp viễn thông, tổ chức tín dụng, ngân hàng… thông qua các công cụ tìm kiếm của bên thứ ba như Google, Bing…, sử dụng các thông tin liên lạc được cung cấp trên website chính thức đó để kiểm chứng, xác thực thông tin.

Các chiêu thức lừa đảo tinh vi còn xảy ra cả ở Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Tháp…

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.