Cận cảnh tiêm kích Su-22 Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu

Cận cảnh tiêm kích Su-22 Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
TPO - Trung đoàn 937 thuộc Sư đoàn Không quân 370 là đơn vị được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, chủ quyền biển đảo và thềm lục địa phía Nam của tổ quốc.
sdfdsfds
Tiêm kích Su-22M4 được biên chế cho trung đoàn.

Trung đoàn được trang bị máy bay Su-22M4 có tính năng kỹ chiến thuật cao, cơ động, linh hoạt và đầy sức mạnh. Đội ngũ phi công của trung đoàn có bề dày kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng, làm chủ được những trang bị khí tài hiện đại.

Tiền Phong xin giới thiệu những hình ảnh về đợt huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mới đây của trung đoàn:

Su 22 được kéo ra điểm tập kết trên bãi để chuẩn bị cho đợt huấn luyện
Tiêm kích-bom Su-22 được kéo ra điểm tập kết trên bãi để chuẩn bị cho đợt huấn luyện.
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình trạng máy bay trước khi cất cánh. Việc kiểm tra theo quy trình rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn bay
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình trạng máy bay trước khi cất cánh. Việc kiểm tra theo quy trình rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn bay.
Su 22 có nhiều loại với nhiều màu sơn. Chiếc U-Su 22 hai chỗ ngồi này là chiến đấu cơ vừa phục vụ huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu khi cần. Ghế sau dành cho giáo viên hướng dẫn bay
Su-22 có nhiều loại với nhiều màu sơn. Chiếc Su-22 hai chỗ ngồi trong ảnh, là máy bay vừa phục vụ huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu khi cần. Ghế sau dành cho giáo viên hướng dẫn bay.
Bộ phận mặt đất đang nạp nhiên liệu cho Su 22
Bộ phận mặt đất đang nạp nhiên liệu cho Su-22.
Thùng dầu phụ dành cho chuyến bay dài. Mỗi chiếc Su 22 luôn có hai thùng dầu phụ hai bên
Thùng dầu phụ dành cho chuyến bay dài. Mỗi chiếc Su-22 luôn có hai thùng dầu phụ hai bên.
Những chiếc tiêm kích bom Su 22 trong tình trạng sẵn sàng xuất kích
Những chiếc tiêm kích- bom Su-22 trong tình trạng sẵn sàng xuất kích.
Thượng tá Hoàng Văn Chiến (đứng), chính ủy trung đoàn, đồng thời là phi công Su 22 được đào tạo ở nước ngoài đang giảng bình, rút kinh nghiệm, giao nhiệm vụ trước ban bay
Thượng tá Hoàng Văn Chiến (đứng), chính ủy trung đoàn, đồng thời là phi công Su-22 được đào tạo ở nước ngoài, đang giảng bình, rút kinh nghiệm, giao nhiệm vụ trước ban bay.
Đại tá phi công Nguyễn Ngọc Hiển, trung đoàn trưởng, tại đài chỉ huy bay. Anh là phi công bay chuyến đầu tiên của đợt huấn luyện để kiểm tra điều kiện thời tiết, sau đó chỉ huy, điều hành ban bay
Đại tá phi công Nguyễn Ngọc Hiển, trung đoàn trưởng, tại đài chỉ huy bay. Anh là phi công bay chuyến đầu tiên của đợt huấn luyện để kiểm tra điều kiện thời tiết, sau đó chỉ huy, điều hành ban bay.
Cận cảnh tiêm kích Su-22 Việt Nam huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ảnh 10
Cất cánh. Su 22 là loại tiêm kích bom có tốc độ vượt âm thanh. Tính năng chủ lực của Su 22 là tấn công mặt đất, mặt nước
Su-22 là loại tiêm kích bom được thiết kế để tấn công mặt đất, mặt nước.
Hoàn thành bài bay, phi công được lệnh hạ cánh. Mỗi khi Su 22 hạ cánh, dù bung ra để giúp giảm tốc độ của máy bay
Hoàn thành bài bay, phi công được lệnh hạ cánh. Mỗi khi Su-22 hạ cánh, dù bung ra để giúp giảm tốc độ của máy bay.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.