Cận cảnh khu đất công làm bãi xe 'biến hình' thành cao ốc ở Hà Nội
TPO - Hàng nghìn m2 đất công tại lô đất C3 khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội) vốn được quy hoạch làm bãi đỗ xe, nhưng sau đó Handico đã đề xuất điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng đất, liên danh liên kết, rồi rút vốn để cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện dự án nhà ở thương mại Golden Palace không qua đấu giá.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, lô đất C3 có vị trí đắc địa, nằm ven đường Lê Văn Lương thuộc khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính có diện tích hơn 2.400 m2 nằm trong khu đất của dự án xây dựng khu nhà ở tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính.
Chủ đầu tư ban đầu là Công ty đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội (thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội - Handico). Toàn bộ kinh phí đầu tư được thực hiện bằng ngân sách thành phố; khu đất đã giải phóng mặt bằng, đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch làm bãi đỗ xe.
Tháng 3/2004, UBND TP Hà Nội có văn bản giao cho Handico là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước làm chủ đầu tư, nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng nhà để xe ô tô cao tầng tại khu đất C3 theo quy hoạch được duyệt. Đây là dự án xây dựng công trình công cộng thành phố, có mục đích kinh doanh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đáp ứng nhu cầu đỗ xe của cư dân.
Giữa năm 2009, UBND TP có quyết định thu hồi và giao hơn 2.400m2 đất tại lô đất C3 cho Handico thuê đất thực hiện dự án “Nhà để xe kết hợp văn phòng”. Tuy nhiên, sau khi được điều chỉnh dự án nhà để xe kết hợp văn phòng, Handico đã không thực hiện mà đề xuất điều chỉnh quy hoạch sang xây dựng Khu nhà ở - dịch vụ - thương mại và được chấp thuận. Khi được điều chỉnh, Handico đã chọn đơn vị liên danh (2 doanh nghiệp tư nhân) là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Cường (Công ty Hoàng Cường) và Công ty CP Đầu tư thương mại Hà Nội Xanh để thực hiện dự án.
Đầu tháng 3/2011, UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận dự án đầu tư Khu nhà ở, dịch vụ, thương mại tại ô đất C3 (dự án Golden Palace) cao 17 tầng, 3 tầng hầm, 112 căn hộ, đồng bộ cùng khu dịch vụ thương mại nhà trẻ, văn phòng, tổng mức đầu tư dự kiến 350 tỷ đồng; chủ đầu tư là liên danh 3 đơn vị trên.
Tháng 11/2012, liên danh chủ đầu tư Handico, Công ty Hoàng Cường và Công ty Hà Nội Xanh báo cáo xin điều chỉnh chủ đầu tư dự án. Sau đó, TP.Hà Nội đã chấp thuận, chỉ còn Công ty Hoàng Cường làm chủ đầu tư dự án. Kể từ đây, Handico chính thức "biến mất" khỏi dự án, hàng nghìn m2 đất công ở vị trí trung tâm Thủ đô thành sở hữu tư nhân.
Hai năm sau (11/2014), TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án là Công ty Hoàng Cường. Tháng 1/2015, các sở ngành TP Hà Nội báo cáo việc Công ty Hoàng Cường và Handico đã ký thanh lý hợp đồng, hoàn trả cho Handico chi phí đầu tư xây dựng là hơn 46 tỷ đồng. Đồng thời, các cơ quan đề xuất UBND TP Hà Nội thu hồi hơn 2.400 m2 đất khu C3 giao cho Công ty Hoàng Cường để thực hiện dự án đầu tư tổ hợp khu nhà ở, dịch vụ, thương mại Golden Palace.
Tuy nhiên, lúc này công trình đã xây dựng đến tầng 12. Việc này cũng được UBND TP Hà Nội chấp nhận cho “hợp thức hóa” để Công ty Hoàng Cường tiếp tục thực hiện dự án. Đến nay, dự án đã hoàn thiện tòa nhà cao tầng có tên thương mại là Golden Palace, Công ty Hoàng Cường đã bán căn hộ cho các hộ dân đến ở ổn định.
Báo cáo của UBND TP Hà Nội cũng cho biết đang gặp khó khăn trong việc khắc phục sai phạm, do công trình đã hoàn thành, các hộ dân vào ở ổn định. Do đó, UBND TP Hà Nội xin ý kiến Phó Thủ tướng về việc xử lý, khắc phục tồn tại, sai phạm tại dự án chung cư Golden Palace.
Trước đó, tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận việc UBND TP Hà Nội thu hồi và giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án chung cư Golden Palace không thông qua đấu giá là vi phạm quy định của luật Đất đai 2003. Ngoài ra, dư án cũng bị TTCP "vạch" vi phạm tầng hầm xây dựng vượt chỉ giới xây dựng...
Được biết, khu tái định cư của Trung Hoà - Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội), là khu đô thị mới với mật độ dân cư rất cao, khi mà xung quanh các toà nhà cao tầng mọc lên san sát nhau thì nhu cầu trông giữ, gửi xe vô cùng bức thiết.
Thế nhưng, việc lô đất C3 vốn được quy hoạch là dự án xây dựng nhà cao tầng để xe nhằm giải quyết chỗ đỗ xe cho người dân khu vực này bị điều chỉnh thành chung cư thương mại Golden Palace gây bức xúc trong cộng đồng dân cư từ nhiều năm nay.
Một cư dân tòa nhà tái định cư N4B khu Trung Hòa - Nhân Chính nằm ngay bên cạnh chung cư Golden Palace bức xúc: "Lô đất C3 vốn được quy hoạch làm bãi xe thì bị biến thành chung cư, trong khi đó vỉa hè, đường nội bộ, vườn hoa của khu dân cư tại đây bị "xẻ thịt" làm bãi trông giữ ô tô, xe máy nhiều năm qua gây cản trở sinh hoạt, vui chơi của người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt, khu vực này với các nút giao thông luôn trong tình trạng ùn tắc triền miên".
Đường Lê Văn Lương vốn đã chật hẹp, đông đúc nhưng phương tiện lại đỗ ngổn ngang dưới lòng đường, trên vỉa hè, đường nội bộ, thậm chí cả khu vườn hoa khiến khu đô thị vô cùng nhếch nhác.
Vườn hoa phục vụ cư dân bị chiếm làm nơi trông giữ xe ô tô khiến người già, trẻ nhở khu đô thị không có chỗ sinh hoạt, vui chơi.
Do thiếu hụt bãi xe, cư dân khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính vẫn phải chen chân kiếm từng chỗ đỗ xe trên đường Nguyễn Thị Thập và các đường nhánh có mặt cắt.
Thậm chí, nhiều người đánh liều đỗ xe dưới lòng đường, nơi có biển cấm.
TPO - Mực vừa đánh lên thuyền, ngư dân Nghệ An sử dụng bếp gas công nghiệp để luộc ngay trên biển nên giữ được độ tươi ngon, nhờ vậy mực bán được với giá cao hơn.
TPO - Hiệu trưởng Trường THCS ở tỉnh Kiên Giang đã bị giáng chức vì không có biện pháp ngăn chặn vụ giáo viên có quan hệ ngoài luồng với nữ sinh lớp 9.
TPO - Theo một thông báo từ Hải quân Mỹ, cụm tàu tác chiến sân bay Theodore Roosevelt đã có mặt ở Guam hôm thứ Sáu tuần trước và nay đã trở lại Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.
TP - Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại 4 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) cho phép xây dựng nhiều tòa nhà cao tầng dọc các trục đường chính và xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị có gây thêm áp lực về giao thông?
TPO - Cơn sốt đất từ Bắc chí Nam, Bộ Xây dựng chỉ rõ 5 nguyên nhân; Kiểm điểm loạt cán bộ vụ công trình 'khủng' 9 tầng mọc trên Đồi Vua; Rao bán đất trồng cây thành khu phân lô nghỉ dưỡng trong 'cơn sốt'; Huy động vốn trái phép, loạt dự án bất động sản ở Sơn La bị ‘sờ gáy’... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
TPO - Sở Xây dựng tỉnh Sơn La công khai danh sách 11 dự án bất động sản trên địa bàn chưa đủ điều kiện huy động vốn. Đồng thời, khuyến cáo các tổ chức, cá nhân phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch để tránh các thiệt hại có thể xảy ra.
TPO - Chỉ trong vòng 3 tháng, cô gái 25 tuổi ở Hải Phòng đã tiết kiệm được 400 triệu đồng để phụ bố mẹ xây căn nhà đẹp long lanh khiến nhiều người ngưỡng mộ.
TP - Các bộ, ngành, địa phương đã ra hàng loạt văn bản chỉ đạo ngăn chặn “sốt đất” ảo từ Bắc tới Nam. Thị trường bất động sản (BĐS) đang có dấu hiệu nguội lạnh dần.
TPO - Trước việc khách hàng cho rằng, dự án khu dân cư Tân Phú (tỉnh Bình Phước) chậm triển khai, đẩy họ vào thế khó, bỏ tiền mua đất nhiều năm chưa được cấp sổ, đại diện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Quang Minh Tiến đã lên tiếng lý giải về những thông tin liên quan dự án này.
TPO - Sau khi Tiền Phong phản ánh việc khu đất công hơn 529 ha thuộc quản lý của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương cho thuê và xây dựng công trình trái quy định ở khu Bến Trám thuộc huyện Phú Giáo, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương cho biết, đã soạn thảo và sẽ công bố quyết định xử lý tập thể, cá nhân liên quan vào đầu tháng 5 tới.
TPO - Trong khi thị trường quay cuồng với cơn sốt đất ảo, Bộ Xây dựng cho biết, quý 1 năm nay lượng giao dịch bất động sản chỉ bằng 70% quý 4 năm 2020 nhưng giá đất nền tăng nóng, giá chung cư tăng từ 5-10%.