Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình

Đại công trường đã hết phép trên đồi Ba Mào thuộc địa bàn xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình).
Đại công trường đã hết phép trên đồi Ba Mào thuộc địa bàn xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình).
TPO - Ngày ngày, bên trong, 3 máy xúc cỡ lớn hoạt động hết công suất; phía ngoài, hàng chục xe tải nối đuôi nhau chờ được chất đầy ắp đất đá kẽo kịt đưa đi...
Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình ảnh 1 Đại công trường đã hết phép trên đồi Ba Mào thuộc địa bàn xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình). Ảnh Đức Anh
   Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình ảnh 2

Không chỉ khai thác trong diện tích giao trước đây đã hết hạn, các chủ mỏ còn thỏa thuận với người dân có diện tích đất đồi đang sản xuất, mua lại để khai thác. Ảnh Đức Anh

Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình ảnh 3 Liên tục các tháng 4, 5 , 6 năm 2018, UBND xã nhiều lần vào kiểm tra, lập biên bản yêu cầu dừng khai thác; đồng thời báo cáo lên UBND TP Tam Điệp để xử lý. Ảnh Đức Anh
Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình ảnh 4 Ông Vũ Công Minh, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn cho biết, thẩm quyền của xã chỉ lập biên bản và báo cáo sự việc lên TP có hướng xử lý. Ảnh Đức Anh
Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình ảnh 5 Chánh Văn phòng UBND TP Tam Điệp Tống Đức Thuận nói: "Tình trạng khai thác như phóng viên phản ánh là có; trình tự cấp phép mỏ hiện nay rất khó, thi thoảng họ vào đào trộm, có chăng chỉ một vài xe”.
Cận cảnh đại công trường khai thác khoáng sản hết phép ở Ninh Bình ảnh 6  Trong khi, hàng ngày, hàng loạt xe tải đầy ắp khoáng sản từ đại công trường khai thác, ra quốc lộ 12B, đoạn đường mới được thảm lại bụi đặc như sương.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.