Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp

TPO - Đoạn Xa lộ Hà Nội dài 8km từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp sẽ nối liền với tuyến đường Điện Biên Phủ nhằm gắn tên vị Đại tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam với chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 1
UBND TPHCM vừa có công văn gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xin ý kiến về việc đổi tên Xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức) thành đường Võ Nguyên Giáp.
Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 2

Khoảng mười năm trước, lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM từng chia sẻ với báo chí về đề xuất chọn tuyến đường Điện Biên Phủ nối dài (từ giao lộ Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng, Quận 1 đến cầu Rạch Chiếc , Quận 2, nay là TP Thủ Đức. thuộc xa lộ Hà Nội) mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 3

Đoạn đường được kiến nghị đổi tên dài gần 8km. Trong đó, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái dài khoảng 6km và đoạn từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức dài khoảng 2km.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 4

Giao thông tại khu vực cầu vượt ngã ba Cát Lái (Xa lộ Hà Nội - Mai Chí Thọ) luôn đông đúc

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 5

Nút giao thông ngã ba Cát Lái, đoạn giao giữa hai trục đường Xa lộ Hà Nội và Mai Chí Thọ (cách cầu Sài Gòn khoảng 2,5km) là tuyến đường quan trọng bậc nhất của khu vực cửa ngõ phía Đông nối TPHCM với Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc, miền Trung.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 6

Ngã tư Thủ Đức, điểm tiếp giáp giữa đường Võ Nguyên Giáp trong tương lai và xa lộ Hà Nội.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 7

Đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức dự kiến được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp sẽ nối chuỗi sự kiện lịch sử theo một trục xuyên suốt: xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 8

Trục đường chạy qua Khu công nghệ Cao, một trong những điểm nhấn của kinh tế TPHCM.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 9

Nút giao 3 tầng trạm 2 nằm gần KDL Suối Tiên, điểm nhấn của trục xa lộ Hà Nội. Hình ảnh ghi vào năm 2018 khi hai tuyến hầm tránh đang thi công. Dòng xe từ Đồng Nai đi TPHCM và ngược lại có thể di chuyển thuận lợi hơn vì không phải đi qua điểm giao cắt khi di chuyển trên đường hầm này.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 10

Đoạn Xa lộ Hà Nội gần cầu Đồng Nai là một con đường đẹp với hàng cây rợp sắc hoa chạy qua Khu du lịch Suối Tiên, Bệnh viện Ung Bướu (cơ sở 2), Nghĩa trang liệt sĩ TPHCM

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 11

Hướng nhìn từ Ngã tư Thủ Đức về trung tâm Thành phố. Ngày 10 tháng 10 năm 1984, Xa lộ Biên Hòa được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội. Giờ đây, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức được đổi thành đường Võ Nguyên Giáp, người dân sẽ chạy xuyên suốt con đường gắn liền với sự kiện chấn động địa cầu mà không cần đổi tuyến.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 12

Tuyến Metro số 1 cũng đang dần hình thành, hoà vào bức tranh giao thông và tạo nên hình ảnh đẹp của cơ sở hạ tầng giao thông ở TPHCM.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 13

Con đường mang ý nghĩa lịch sử, kết nối giao thương.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 14

Theo các chuyên gia, việc đổi tên đường Võ Nguyên Giáp góp phần thuận lợi hơn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ và giúp người dân tra cứu về tên đường, địa danh thuận tiện.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 15

Xa lộ Hà Nội dài hơn 15km bắt đầu từ cầu Sài Gòn đến ngã ba Trạm 2, kết nối trực tiếp với Bình Dương, Đồng Nai, là trục giao thông huyết mạch của cửa ngõ phía Đông TP.HCM, song hành với tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 16

Xa lộ Hà Nội có hệ thống đèn chiếu sáng xuyên suốt, cây xanh được trồng dọc đường nâng tầm diện mạo cho đô thị. Bên cạnh đó, tình trạng ngập nước cũng giảm đi khá nhiều.

Cận cảnh con đường được đề xuất đổi tên thành Võ Nguyên Giáp ảnh 17

Trạm BOT xa lộ Hà Nội có 16 làn (mỗi hướng 8 làn). Hiện nay, nhà đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM đã nâng cấp 8 làn thu phí thủ công thành làn thu phí ETC. Mới đây, nhà đầu tư tiếp tục đề xuất đầu tư thêm 12 làn, trong đó 8 làn ETC còn lại trên tuyến chính và lắp đặt mới 4 làn ETC trên đường song hành. Dự án nâng cấp, mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7km được triển khai từ năm 2010. Dự án có quy mô mở rộng mặt đường cũ từ 4 làn xe lên từ 12 đến 16 làn xe, xây dựng mới hai đường song hành hai bên đường chính, mỗi đường rộng trung bình 12m... Tổng vốn đầu tư là 4.905 tỷ đồng. Nhà đầu tư thu phí trong 17 năm 9 tháng để hoàn vốn cho dự án. Từ 1/4/2021, trạm BOT xa lộ Hà Nội bắt đầu thu phí để hoàn vốn cho dự án.

Tin liên quan