Sau đó, họ yêu cầu mọi người quét các mã này để quyên góp thông qua Alipay của Alibaba Group hoặc Wallet WeChat của Tencent, 2 trong số những ví điện tử phổ biến nhất ở Trung Quốc. Tính trung bình mỗi lần quét mã, một ăn mày sẽ được nhận từ 1,5 - 0,7 Nhân dân tệ. Và trong 45 giờ làm việc/1 tuần, một ăn mày có thể kiếm được hơn 4.500 Nhân dân tệ (khoảng hơn 15 triệu đồng).
Những người ăn mày ở Trung Quốc đã xin tiền bằng cách sử dụng mã QR và ví điện tử để tăng cơ hội được cho tiền. Tờ Business Today cho biết, những “ ăn mày thời công nghệ” này có thể được tìm thấy gần các địa điểm du lịch và ga tàu điện ngầm trên khắp các tỉnh của Trung Quốc.
Với việc thanh toán kỹ thuật số và mã QR đã là một hình thức phổ biến của các giao dịch tiền ở Trung Quốc, những người ăn mày coi đây là một cơ hội tốt hơn để nhận được tiền. Theo một bài báo của China Channel, để đủ khả năng sở hữu một điện thoại thông minh để nhận tiền thông qua thanh toán di động, những người ăn xin này được các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp địa phương trả tiền cho mỗi lần quét mã họ nhận được.
Bản quét cho phép các doanh nghiệp này thu thập dữ liệu người dùng thông qua các ứng dụng ví điện tử, sau đó được xử lý và bán cho mục đích tiếp thị. Tuy nhiên, những người ăn mày không được cho tiền khi quét mã QR được tài trợ. Điều này càng khuyến khích mọi người quét mã này nhiều hơn.
Một người tàn tật ăn xin bằng ứng dụng thẻ
Lịch sự như nhân viên văn phòng
Nhiều người chê tiền mặt
Sau khi nhận được dữ liệu người dùng và chi tiết liên lạc bằng cách quét, các doanh nghiệp địa phương gửi quảng cáo đến người dùng trên WeChat. Các công ty sau đó mới trả tiền cho mỗi lần quét mã mà ăn mày nhận được.