Hội đồng xét xử (HĐXX) do thẩm phán Nguyễn Văn Thành làm chủ tọa, cùng thẩm phán Nguyễn Xuân Quang và 2 thẩm phán khác dự khuyết. 7 kiểm sát viên thuộc Viện KSND tỉnh Đồng Nai tham gia phiên tòa (có 3 kiểm sát viên dự khuyết).
Một số bị cáo trong vụ án Ảnh: CA |
Ngoài 73 bị cáo, HĐXX còn triệu tập 53 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 43 người làm chứng và 81 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo… Dự kiến có 600 người trực tiếp tham gia phiên tòa. Do lượng người tham gia phiên xét xử nhiều, HĐXX quyết định chọn Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai làm phòng xử án. Hội trường Thư viện Đồng Nai là nơi để những người liên quan, người tham gia phiên tòa như các luật sư, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, phóng viên báo chí theo dõi phiên tòa qua màn hình được truyền hình trực tiếp từ phòng xử án.
Tại phiên tòa này, bị cáo Phan Thanh Hữu (Cựu Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), Nguyễn Hữu Tứ, Đào Ngọc Viễn (cựu Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) và 70 đồng phạm bị xét xử về tội “Buôn lậu”. Riêng Ngô Văn Thụy (Đội trưởng Đội 3, Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan) bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”.
Tại phiên tòa này, bị cáo Phan Thanh Hữu (Cựu Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), Nguyễn Hữu Tứ, Đào Ngọc Viễn (cựu Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) và 70 đồng phạm bị xét xử về tội “Buôn lậu”. Riêng Ngô Văn Thụy (Đội trưởng Đội 3, Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan) bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”.
Bảo kê cho buôn lậu
Cáo trạng của vụ án cho biết, tháng 9/2019, Phan Thanh Hữu hoán đổi tiền góp vốn với một giám đốc doanh nghiệp để lấy 4 tàu Nhật Minh (06, 07, 08, 09), nhằm vận chuyển lậu xăng từ Singapore về Việt Nam. Hữu và Đào Ngọc Viễn cùng 3 người khác góp 53,4 tỷ đồng để mua xăng, thỏa thuận lợi nhuận thu được sẽ chia cho Hữu 40%, Viễn và những người còn lại 60%. Viễn giới thiệu cho Hữu liên hệ với chủ hàng ở Singapore thương thảo về giá và cách thức nhận hàng. Viễn điều 2 tàu biển chuyên dụng có tổng trọng lượng 8.000 tấn đậu tại vùng biển tự do giáp ranh giữa các nước Singapore, Indonesia, Malaysia. Đến khi có tín hiệu, các tàu này sẽ vào cảng Vopak (Singapore) liên lạc với đại lý để nhận hàng. Về tới vùng biển Việt Nam thì tàu Nhật Minh 07, 08, 09 ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long; các tàu Khánh Hòa 1, 3 đưa vào cảng Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ. Quá trình thực hiện hành vi nhận xăng nhập lậu đưa về tỉnh Vĩnh Long, Nguyễn Hữu Tứ (SN 1966, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nhận được thông tin có lực lượng của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đang triển khai lực lượng để bắt giữ các tàu Nhật Minh, nên đã báo cho Hữu biết. Hữu yêu cầu Tứ tìm mọi cách gặp Ngô Văn Thụy. Tứ đã tiếp cận, gặp gỡ ông Ngô Văn Thụy để nhờ giúp đỡ. Cáo trạng cho biết, cựu Đội trưởng Đội 3 của Cục điều tra chống buôn lậu Ngô Văn Thụy đã nhận hối lộ 500 triệu đồng, 10.000 USD và 1 thẻ ATM với số dư 100 triệu đồng trong tài khoản.
Cảnh sát bắt giữ tàu chở xăng lậu trong vụ án Ảnh: CA |
Quá trình điều tra vụ án, lực lượng chức năng đã tạm giữ, kê biên hơn 2,5 triệu lít xăng, 17 tàu thủy, 22 xe bồn, 3 xe
ô tô, 65 điện thoại di động, tạm giữ số tiền hơn 221 tỷ đồng, kê biên 50 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở.