Căn bệnh trì hoãn khiến sinh viên IT ra trường dễ nếm mùi thất bại

0:00 / 0:00
0:00
Căn bệnh trì hoãn, thiếu chủ động trong việc cập nhật công nghệ mới, trau dồi các kỹ năng cần thiết để bắt kịp nhu cầu của doanh nghiệp IT là thực trạng phổ biến và đáng báo động của sinh viên Công nghệ thông tin hiện nay, khiến nhiều sinh viên ra trường không làm được việc trong bối cảnh doanh nghiệp IT đang thiếu nhân sự trầm trọng.

Ngành IT đang là vua của mọi ngành với vô vàn cơ hội nghề nghiệp, mức lương cao. Tuy nhiên, theo Báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam Developers Recruitment State, chỉ 30% sinh viên IT tốt nghiệp mỗi năm đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, 70% còn lại rơi vào khoảng trống cần đào tạo lại vì: không làm được những công nghệ mà doanh nghiệp đang ứng dụng, thiếu kỹ năng thực chiến, kỹ năng mềm, tiếng Anh… Nguyên nhân sâu xa đến từ việc đa phần sinh viên có tâm lý ngủ vùi, trì hoãn, thiếu chủ động trong việc cập nhật công nghệ mới, trau dồi các kỹ năng cần thiết để bắt kịp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường IT luôn biến đổi từng ngày.

Trì hoãn, bỏ lỡ thời điểm vàng để tiếp thu kiến thức và hậu quả khôn lường

Theo GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tình hình hiện nay là việc học, tu dưỡng ở các trường đại học đang có vấn đề. Sinh viên mờ nhạt về lý tưởng, không có sự phấn đấu, chỉ lo lắng về đời sống.”

Căn bệnh trì hoãn khiến sinh viên IT ra trường dễ nếm mùi thất bại ảnh 1

Sinh viên năm 1, năm 2 thiếu động lực học tập là tình trạng phổ biến trên các giảng đường hiện nay.

Đối với nhiều bạn trẻ cánh cửa vào đại học như một “thiên đường” với nhiều điều mới mẻ, tự do. Năm thứ nhất, các bạn mang tâm lý xả hơi, cho mình được phép tận hưởng thay vì phải bắt tay vào học tập ngay sau khoảng thời gian đã “căng mình” vì 12 năm phổ thông. Năm thứ 2, năm thứ 3, các bạn lại bị hấp dẫn bởi các công việc làm thêm (mà đa phần là không phục vụ được gì cho chuyên ngành), các hoạt động bên ngoài, câu lạc bộ, một số bạn khác đắm chìm vào game, phim ảnh mà tặc lưỡi: để năm cuối học cũng không muộn.

Hậu quả chỉ tới khi bạn ra trường, trong khi các bạn đồng trang lứa đã có việc ngon, lương tốt, bắt đầu xây dựng lộ trình thăng tiến cho bản thân, còn bạn mang cái đầu “rỗng tuếch” đi xin việc: không kỹ năng phỏng vấn, doanh nghiệp hỏi tới công nghệ nào cũng không biết làm, kinh nghiệm làm dự án thực tế bằng không. Khi vào tới doanh nghiệp loay hoay không làm được việc, thậm chí không biết cách làm việc nhóm, xử lý tình huống hay những việc đơn giản hơn như viết email, giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp.

Điều này càng thể hiện rõ trong ngành IT với đặc thù là ngành cần kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế. Thậm chí, chỉ học trong giáo trình đại học vẫn là chưa đủ. Nếu trong quá trình học tập, sinh viên không chịu khó tự thực hành, tự ứng dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm thực tế, tự nâng cấp công nghệ theo xu hướng của thị trường thì ắt sẽ tự bị đào thải khỏi quỹ đạo của “nghề thời đại”, chứ đừng nói là mức lương cao hay được doanh nghiệp săn đón. Doanh nghiệp IT khát nhân lực là thật, nhưng họ cũng sẽ loại thẳng tay những ứng viên “giao việc gì cũng không biết làm.”

Biến 4 năm học trở thành 4 năm kinh nghiệm trong ngành

Ông Nguyễn Minh Đức – CEO của Csupporter cho biết: “Các bạn nên tận dụng năm 1, năm 2 để cập nhật công nghệ, kỹ năng mềm để từ đấy năm thứ 3, thứ 4 có thể bắt tay vào đi làm việc được luôn.”

4 năm đại học là khoảng thời gian vàng để tiếp thu kiến thức và những kỹ năng quan trọng định hình cho cả sự nghiệp về sau. Trong đó, năm 1-2 chính là 2 năm lý tưởng nhất để tạo tiền đề và bàn đạp cho những năm còn lại, khi mà khoảng thời gian rảnh còn nhiều, ngay lập tức cần xác định tư tưởng học cho chính mình, học để làm đúng nghề CNTT đã chọn, từ đó tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp như: công nghệ nào đang được ứng dụng rộng rãi, doanh nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ đó vào các bài toán thực tế như thế nào, cần có những kỹ năng mềm gì để làm việc ngay tại doanh nghiệp. Khi đã có 1 tiền đề nhất định, các bạn đã có thể đi thực tập tại doanh nghiệp luôn từ năm 3, phát triển sự nghiệp sớm hơn 2-3 năm, mức lương cũng cao hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa.

Ông Đức cho biết thêm: “Chúng tôi luôn trải thảm đỏ và sẵn sàng trả lương cao cho ứng viên làm được việc, kể cả đó có là sinh viên năm 3,4”.

Lê Minh Hiếu – 22 tuổi, hiện là quản lý dự án của Tthunder dragon chọn học chương trình học thực chiến của Aptech với mục tiêu làm việc sớm trong ngành CNTT. Hiếu cho biết: “Năm 1-2 tại trường đại học kiến thức chủ yếu là các môn đại cương, cơ sở, thời gian rảnh nhiều. Thay vì đi chơi xả hơi, chơi game,… em tập trung học thêm chương trình 2,5 năm tại Aptech để thực hành luôn những công nghệ trọng điểm doanh nghiệp đang ứng dụng và được vận dụng kiến thức làm các dự án thực tế. Vậy là khi đến năm 3 đại học, các bạn đồng lứa mới bắt đầu rục rịch học chuyên ngành thì em đã tự tin biết hết các đầy đủ các công nghệ cần thiết, bỏ túi kinh nghiệm làm 4 dự án thực tế. Ngoài ra, em còn được trau dồi cả tiếng Anh và kỹ năng mềm - 2 kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp em được cất nhắc lên vị trí quản lý sớm như vậy.”

Căn bệnh trì hoãn khiến sinh viên IT ra trường dễ nếm mùi thất bại ảnh 2

Lê Minh Hiếu đã bỏ túi nhiều thành tích nổi bật và kinh nghiệm làm 4 dự án thực tế khi chỉ mới sinh viên. Hiện tại, Hiếu là quản lý dự án của 1 dự án game “made in Vietnam”. (ảnh chụp tại Aptech 54 Lê Thanh Nghị).

Ngay từ năm nhất, Hiếu đã được nhận vào 1 công ty lập trình; nắm giữ vị trí quản lý dự án chỉ sau 2 năm làm việc với mức lương đã vượt ngưỡng $1000. Điều thú vị hơn cả, Hiếu làm “sếp” và “cầm tay chỉ việc” cho chính 1 người bạn của mình vừa tốt nghiệp đại học ngành CNTT.

Căn bệnh trì hoãn khiến sinh viên IT ra trường dễ nếm mùi thất bại ảnh 3

Để ra trường làm việc sớm tại doanh nghiệp, nhiều sinh viên CNTT đăng ký các khóa học thực chiến về lập trình (ảnh chụp tại Aptech cơ sở 285 Đội Cấn).

Căn bệnh trì hoãn, thiếu chủ động mang nhiều hậu quả khôn lường nhưng hoàn toàn có thể được chữa khỏi dứt điểm khi sinh viên “thức giấc” ngay từ năm 1-2 để lập tức cập nhật công nghệ mới, trau dồi các kỹ năng cần thiết bắt kịp nhu cầu của doanh nghiệp IT, từ đó có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, lọt vào mắt xanh của doanh nghiệp, nhận mức lương đáng ao ước ngay khi chưa tốt nghiệp.

MỚI - NÓNG