Cấm ghi hình CSGT: Văn bản sai phải sửa

Cấm ghi hình CSGT, văn bản sai thì phải sửa
Cấm ghi hình CSGT, văn bản sai thì phải sửa
TPO - Ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhận định lời lẽ công văn 1042 của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt là ngăn cản phóng viên tác nghiệp.

>Văn bản cấm ghi hình CSGT có dấu hiệu trái luật

> Không tiêu cực, CSGT lo gì quay phim, chụp ảnh?

> CSGT phải chịu sự giám sát của nhân dân

Cấm ghi hình CSGT, văn bản sai thì phải sửa
Cấm ghi hình CSGT, văn bản sai phải sửa. Ảnh: Minh Đức

Không thể đánh đồng nhà báo với đối tượng khác

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong về Công văn số 1042/C67- P73, do Đại tá Trần Sơn Hà - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ- Đường sắt ký ban hành ngày 26/4/2013 dưới tiêu đề “V/v giả danh nhà báo ghi hình CSGT, ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phân tích: Trong Công văn 1042 có đoạn chỉ đạo “cán bộ chiến sĩ thực hiện nghiêm quy định… luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.

Ông Huệ cho rằng, với cách diễn đạt này, CSGT sẽ không cho bất kỳ ai quay phim, chụp ảnh và CSGT sẽ hỏi giấy tờ để kiểm tra nhà báo thật hay giả để thực hiện việc “báo về cơ quan chủ quản” hoặc tạm giữ...

Ông Huệ nhận định: Nếu như vậy thì phóng viên không thể tác nghiệp được với thủ tục hành chính đó, lời lẽ công văn này là ngăn cản phóng viên tác nghiệp.

Trước hết phải nói rằng văn bản không đúng ở chỗ “đánh đồng” hai đối tượng trái ngược nhau về bản chất là: “Những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ” và những đối tượng “quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ”. “Đối tượng” thứ hai ở đây là nhà báo!

Ông Huệ tiếp lời, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến cho rằng, văn bản 1042 của Cục CSGT đã thể hiện sự thiếu thận trọng khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất khác nhau, bộc lộ nhiều nội dung sai trái, cần phải xử lý.

Luật Báo chí cho phép phóng viên, nhà báo tác nghiệp hợp pháp, làm nhiệm vụ thông tin. Không thể cản trở, ngăn cản phóng viên, nhà báo hoạt động ở những nơi không bị cấm theo luật định. CSGT khi làm nhiệm vụ để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt là hoạt động công khai, báo chí được khuyến khích phản ánh để kịp thời biểu dương những việc làm tốt của công an, đồng thời phát hiện, lên án những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an toàn, trật tự, giao thông.

Bằng việc làm này, nhà báo góp phần giúp CSGT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng tham gia vào việc bảo đảm an toàn, trật tự giao thông. Mỗi ngành, mỗi nghề đều có chức năng, nhiệm vụ, phóng viên, nhà báo cần được tạo điều kiện để thực thi nhiệm vụ, thực hiện quyền hành nghề theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Huệ nhấn mạnh: “Văn bản chỉ đạo nói chung, văn bản 1042 nói riêng, không nên để bị hiểu lầm. Trước hết, Cục CSGT đường bộ, đường sắt cần có lời giải thích rõ đúng, sai về công văn này. Văn bản sai thì phải sửa”.

(Thực hiện)

Theo Viết
MỚI - NÓNG