> Châm cứu giúp cải thiện bệnh Parkinson
> Không khí bẩn, bệnh phổi tăng 10-20 lần
- Làm giảm triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Làm chậm tốc độ xấu đi của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Cải thiện khả năng gắng sức.
- Cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Ngăn ngừa và điều trị các biến chứng.
- Ngăn ngừa và điều trị các đợt cấp của bệnh
- Giảm tỷ lệ tử vong của bệnh.
- Dự phòng và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Theo dõi và phát hiện các đợt cấp của bệnh
Ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tiến triển của bệnh nếu bệnh nhân khó thở tăng, khạc đờm tăng, hoặc đờm mủ (đờm màu xanh, màu vàng hoặc đục), thì người ta gọi đó là đợt cấp của bệnh.
Nếu đợt cấp xảy ra ở những bệnh nhân thuộc giai đoạn nhẹ (giai đoạn I, II) thì nhìn chung không đáng lo ngại, đợt cấp sẽ nghiêm trọng hơn nếu bệnh ở những giai đoạn nặng khi mà tình trạng tắc nghẽn phế quản đã ở mức độ nặng hoặc rất nặng.
Nguyên nhân gây đợt cấp có thể do nhiễm trùng phế quản phổi. Trong trường hợp này các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ho và khạc nhiều đờm thường là đờm mủ (đờm đục, đờm màu vàng, màu xanh), sốt, khó thở tăng lên.
Đôi khi phải nhập viện vì đợt cấp, sau đợt cấp tình trạng hô hấp của bạn có thể trở về được trạng thái ban đầu trước đợt cấp.
Nguyên nhân gây đợt cấp của bệnh
- Nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng: chiếm 50-70% số các trường hợp đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các nguyên nhân nằm trong nhóm này bao gồm: vi rút, vi khuẩn. Nhiều trường hợp bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường bắt đầu bằng các đợt nhiễm vi rút cúm, sau đó có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn.
Để phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhóm nguyên nhân nhiễm trùng, các nhà khoa học đều khuyên các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tiên phòng cúm hàng năm và tiêm vac xin phòng phế cầu mỗi 4 năm.
Tiếp xúc khói, bụi: đây cũng là nhóm nguyên nhân thường dẫn đến các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm bệnh không được kiểm soát.
Do vây, các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh, và làm chậm tốc độ xấu đi của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Các nguyên nhân khác cũng có thể gây đợt cấp như: bỏ điều trị giữa chừng; dùng các thuốc ức chế beta giao cảm...
Xử trí đợt cấp của bệnh
Đối với tất cả các bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên tắc điều trị chung thường bao gồm việc dùng tăng liều các thuốc hiện đang dùng hàng ngày như thuốc giãn phế quản, corticoid đường phun hít.
Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà việc điều trị sẽ tuân theo giai đoạn của bệnh.
Những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp (tăng số lượng đờm, biến đổi màu sắc của đờm, khạc đờm mủ) cần được điều trị với kháng sinh, trong khi những trường hợp có suy hô hấp cần được thở oxy, hoặc thở máy hỗ trợ...
Đối với bệnh nhân khi có các dấu hiệu không đáp ứng với việc gia tăng các điều trị hằng ngày hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng mới, hoặc những trường hợp xuất hiện đợt cấp trên nền tảng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã nặng từ trước, thì cần liên hệ ngay vơi bác sĩ hoặc đến khám tại các phòng khám để có hướng điều trị phù hợp.
Hướng dẫn phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Tránh tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp đối với khói thuốc lá. Đây là cách hiệu quả nhất và đã được chứng minh có thể giúp làm chậm lại tốc độ xấu đi của chứng năng phổi, và làm giảm tần xuất các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bên cạnh đó, việc tránh tiếp xúc hoàn toàn với khói thuốc lá không chỉ góp phần ngăn chặn bệnh COPD mà còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh khác tim mạch, ung thư và đái tháo đường.
- Ngoài ra giảm tiếp xúc cá nhân hoàn toàn với bụi nghề nghiệp và hóa chất, và các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời là những mục tiêu quan trọng để ngăn ngừa sự khởi phát và tiến triển nặng lên của bệnh COPD.
Do đó, chúng ta phải có những phương pháp bảo vệ thích hợp cho bản thân nhằm tránh phải hít vào các loại hạt, bụi gây có thể gây ra bệnh COPD khi phải tiếp xúc với chúng trong các môi trường này.
- Những trường hợp đã có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh nhân đều được khuyến cáo tiêm vac xin phòng cúm hàng năm, và tiêm vac xin phòng phế cầu mỗi 4 năm, điều này làm giảm rõ rệt tần xuất các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
TS.Bs. Nguyễn Thanh Hồi
Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai