Bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant đầu năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
Đầu năm 2024, ngành nha khoa nói riêng chứng kiến bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant, mở ra cơ hội mới cho những bệnh nhân mất răng.

Vì sao trồng răng implant công nghệ cũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Lý giải về nguyên nhân khiến tỉ lệ biến chứng trong trồng răng implant tăng cao, bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc chuyên môn Chuyên khoa Cấy ghép implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech cho biết:

“Việc đặt chân răng implant sai vị trí khiến cho lực nhai không thể truyền chính giữa tâm trụ implant, gây nên sự lỏng lẻo, thiếu tính ổn định của chân răng implant. Vì vậy, để cấy ghép implant thành công, bác sĩ cần phải khảo sát được chi tiết tình trạng xương hàm của khách hàng và lựa chọn vị trí cấy ghép tốt nhất, sau đó đặt chân răng implant chính xác vào vị trí đó.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải tầm soát được các nguy cơ biến chứng trong và sau khi cấy ghép để có kế hoạch điều trị tối ưu nhất phù hợp với tình trạng của từng khách hàng. Điều này không chỉ đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức chuyên sâu về cấy ghép implant mà còn cần có sự hỗ trợ của các kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, sự thành công của hầu hết các ca phẫu thuật cấy ghép implant hiện nay đều phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm và cảm giác tay của bác sĩ.

Mặt khác, việc sử dụng các vật liệu nha khoa lỗi thời như trụ phục hình chế tác sẵn, răng sứ kém chất lượng cũng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề như hở cổ răng implant, xuất hiện tam giác đen giữa các răng, giắt thức ăn gây viêm nhiễm và nghiêm trọng hơn là phải tháo bỏ trụ implant.”

Bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant đầu năm 2024 ảnh 1

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương thăm khám cho khách hàng tại Nha khoa Lạc Việt Intech

Chính vì thế, để giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant thì bác sĩ cần phải lên kế hoạch điều trị chính xác ngay từ ban đầu, đồng thời đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong quá trình phẫu thuật cho khách hàng - bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương cho biết thêm.

Công nghệ DCT loại bỏ mọi nỗi lo khi trồng răng implant

Các bác sĩ tại Nha khoa Lạc Việt Intech đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ trồng răng implant DCT với sự hỗ trợ của bộ đôi kỹ thuật Virtual-X và PDR. Công nghệ DCT được đánh giá là bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant đầu năm 2024.

Triệt tiêu 99.8% nguy cơ biến chứng bằng kỹ thuật Virtual-X

Virtual-X hỗ trợ bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác nhất, giúp quá trình cấy ghép implant diễn ra an toàn nhất nhờ kết hợp 2 công nghệ là Smart-tech và 3D Guide.

Bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant đầu năm 2024 ảnh 2

Lên kế hoạch điều trị an toàn bằng công nghệ giả lập 3D

“Để lập được một kế hoạch điều trị chính xác nhất, chúng tôi cần phải khảo sát tình trạng cũng như mật độ xương của khách hàng qua hình ảnh trên phim CT Cone Beam. Các dữ liệu về xương hàm, mô lợi, tình trạng răng và khớp cắn của bệnh nhân được tái lập lại trên phần mềm giả định và chúng tôi sẽ đặt trụ implant giả định vào vị trí chính xác trong xương hàm ngay trên phần mềm này. Sau đó, những dữ liệu này được chuyển qua phần mềm Exocad để thiết kế ra máng hướng dẫn phẫu thuật 3D Guide. Loại máng này được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM với vật liệu PMMA không bị biến dạng trong mọi môi trường.

Máng hướng dẫn phẫu thuật 3D Guide chính là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bác sĩ đặt chân răng implant theo 3 chiều trong không gian. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác gần như tuyệt đối với tỉ lệ sai số dưới 0,001%. Trụ implant được cấy ghép bằng máng 3D Guide sẽ đạt được khoảng phục hình tối ưu nhất, tăng tính thẩm mỹ tối đa cho phục hình răng sứ.”- Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương chia sẻ về ưu điểm của kỹ thuật Virtual-X trong công nghệ trồng răng implant DCT.

Bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant đầu năm 2024 ảnh 3

Cận cảnh quy trình thiết kế máng 3D Guide

Răng implant thẩm mỹ hơn, bền vững hơn nhờ kỹ thuật PDR

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương, ngoài đảm bảo an toàn trong quá trình cấy ghép trụ implant, công nghệ DCT còn ứng dụng kỹ thuật PDR để tăng tính an toàn và bền vững trong quá trình sử dụng:

“Nhằm giải quyết triệt để các vấn đề như đọng giắt thức ăn, ánh đen răng sứ và co ngót lợi, kỹ thuật PDR đã sử dụng trụ phục hình (Abutment) cá nhân hóa và răng sứ 3D Pro Multilayer thay thế cho trụ phục hình chế tác sẵn và răng sứ titan.

Abutment cá nhân hóa được gia cố tế bào sinh học tương thích cao bằng công nghệ nano siêu phân tử sẽ giúp nướu sát khít và bám chặt vào cổ Abutment, tạo ra khoảng liên kết sinh học vững chắc như đối với răng thật, ngăn ngừa tình trạng tam giác đen, đọng giắt thức ăn, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ viêm nhiễm - nguyên nhân hàng đầu gây đào thải trụ implant.

Răng sứ 3D Pro Multilayer có độ trong mờ hoàn hảo, không nhiễm màu, không bong vỡ và không gây tổn thương các răng đối diện trong quá trình ăn nhai. Do đó, răng sứ được phục hình bằng kỹ thuật PDR sẽ thẩm mỹ nhất và bền vững nhất.”

Bước đột phá mới trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong cấy ghép implant đầu năm 2024 ảnh 4

Abutment cá nhân hoá kết hợp răng sứ 3D Pro Multilayer giúp răng implant tiệm cận sự hoàn hảo

Hiện nay, nha khoa Lạc Việt Intech là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ DCT để ngăn chặn tối đa nguy cơ biến chứng trong kỹ thuật trồng răng implant tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.