Nghi án Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ :

Bước đầu xem xét thấy có vi phạm

Bước đầu xem xét thấy có vi phạm
TP - Về nghi án ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định với báo chí như vậy, bên lề Quốc hội chiều qua (4/11).

>> Kháng nghị tăng hình phạt hai ông Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả

Bước đầu xem xét thấy có vi phạm ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh

Bộ trưởng Lê Hồng Anh cho biết:

Phía Nhật Bản cung cấp toàn bộ hồ sơ (khoảng 4.000 trang) về quá trình điều tra liên quan đến Huỳnh Ngọc Sĩ. Một Cty dịch thuật chịu trách nhiệm dịch, nhưng đây là mảng hình sự, nên phải trao đi đổi lại để đảm bảo tính chính xác.

Đến nay, việc dịch hồ sơ đã xong. Cơ quan điều tra sẽ dựa vào đó để xem xét chứng cứ, cũng như cơ sở buộc tội nhận tiền đối với ông Sĩ như thế nào.

Bước đầu xem xét thấy có vi phạm, tuy nhiên đây là lần đầu ta sử dụng hồ sơ điều tra nước ngoài cung cấp, nên phải căn cứ cả luật pháp của Việt Nam để xem xét.

Chúng tôi đã trao đổi với Viện Kiểm sát, Tòa án để khi đã khởi tố thì Viện kiểm sát đồng ý truy tố và có thể đưa ra xét xử. Ngoài ra, còn trao đổi thêm với Bộ Tư pháp về việc sử dụng bộ hồ sơ này, hiện chúng tôi đã có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp xem xét. Phải làm chặt chẽ, chậm mà chắc, thủ tục phải cân nhắc tính toán.

Nghi án vụ nhận hối lộ in tiền – Đã giao cơ quan điều tra nắm tình hình

Liên quan đến thông tin báo chí Úc về vụ việc một người Việt nhận hối lộ trong vụ in tiền polyme, Bộ trưởng Lê Hồng Anh cho biết, đã giao cơ quan điều tra nắm tình hình.

Cũng giống như vụ ông Sĩ, khi có thông tin chúng ta sẽ đặt vấn đề với phía bạn.

Thưa Bộ trưởng, gần đây vì sao lại có sự chậm trễ trong điều tra xét xử các vụ tham nhũng?

Đúng là trong thực tế có chậm trễ, khởi tố và điều tra kéo dài, phải gia hạn, đình chỉ. Nhưng có thể nói, điều tra tham nhũng cũng cực kỳ khó khăn, phức tạp trong việc tìm chứng cứ.

Phải qua bút lục, chứng từ, những quyết định còn để lại văn bản. Hoặc có những người biết việc đó nhưng bút lục, văn bản mình không có, có người biết nhưng đấu tranh trong tổ chức của mình, không quyết liệt, còn nể nang. Có khi họ từ chối, không cung cấp chứng cứ.

Trong thực tế chúng ta xử lý một số vụ án tham nhũng thì cơ sở xuất phát từ dư luận xã hội, báo chí phát hiện, rồi mình đi thanh tra, kiểm tra phát hiện, từ đó khởi tố, điều tra.

Tôi  thấy chưa có vụ nào mà ngay chi bộ Đảng ở đó phát hiện ra anh A, anh B tham nhũng rồi báo cáo đầy đủ chứng cứ. Nên hiện nay điều tra rất khó, nhưng chúng ta phải cố gắng làm.

Trong hơn 17 vụ án có liên quan đến tham nhũng đến nay cơ bản cơ quan chức năng đã điều tra xong. Đã chuyển qua viện kiểm sát, tòa án để xử sớm một số vụ. Vụ PMU 18 giai đoạn hai cũng đã hoàn thành hồ sơ, chuyển Viện Kiểm sát để đưa ra xét xử.

Các báo cáo vừa qua cho thấy, tham nhũng phần lớn rơi vào cấp thấp?

Không phải cấp xã nhiều hơn đâu, hơn 10.000 xã, lực lượng làm ở cấp xã rất lớn so với ở cấp huyện, lớn hơn ở cấp tỉnh. Quản lý ở dưới còn nhiều sơ hở, không chặt chẽ như trên này. Thứ hai nữa, chất lượng cán bộ càng cao, nói gì thì nói tư tưởng cũng đỡ hơn, không lệch lạc như dưới. Cũng như trong gia đình, người cha người mẹ thì cũng chững chạc hơn con cái.

Cơ sở bên dưới gần dân nên người ta phát hiện tốt hơn, dân phát hiện tham nhũng tốt hơn cán bộ công chức, cán bộ thấy thủ trưởng tham nhũng nhưng không dám nói. 

 Ng.T (ghi)

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.