Bulgaria trưng cầu dân ý về phát triển điện hạt nhân

Bulgaria trưng cầu dân ý về phát triển điện hạt nhân
TP - Ngày 27 -1, CH Bungaria tổ chức cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “Có nên phát triển sản xuât năng lượng điện hạt nhân tại Cộng hòa Bungaria thông qua việc xây dựng trung tâm điện nguyên tử mới không?”

> Nghị sỹ Bulgaria thoát chết trong gang tấc
> Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Bulgaria, Nhật Bản

Một nhà máy điện hạt nhân của Bungaria
Một nhà máy điện hạt nhân của Bungaria.

Đây là cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc lần thứ ba trong lịch sử Bungaria nhằm áp dụng quyền dân chủ trực tiếp của công dân tư vấn cho nhà nước để giải quyết một vấn đề trọng đại mang tính chiến lược quốc gia.

Sản xuất năng lượng điện nguyên tử vốn là ngành kinh tế trọng điểm chiến lược của nền kinh tế Bungaria trong các thập niên qua. Được sự giúp đỡ của Liên - Xô, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại đây, mang tên Kozlodui, đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1974.

Sau đó, không ngừng được mở rộng. Đến năm 1990, với 6 lò phản ứng , đạt công suất 3800MWa/năm, “Kozlodui” là trung tâm điện nguyên tử lớn nhất khu vực và Bungaria trở thành lá cờ đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu điện hạt nhân trên bán đảo Ban - căng thời bấy giờ.

Sau khi đắc cử nhiệm kì quốc hội /2009-2013/, chính phủ do Thủ tướng Boyko Borisov ( vốn là thủ lĩnh đảng đối lập GERV) đứng đầu đã tiến hành các công tác rà soát, xét lại lại toàn bộ quá trình lập và thực hiện đề án “Belene”.

Từ khi mới nhậm chức, tân chính phủ đã tỏ rõ quan điểm muốn giảm sự phụ thuộc vào Nga và tăng ảnh hưởng của Mỹ trong các chương trình năng lượng Quốc gia, trong đó bao gồm công trình Belene.

Sau khi đưa ra hàng loạt luận chứng phản biện, tháng 3- 2012 chính phủ đã đệ trình và thông qua quốc hội quyết định đình chỉ việc xây dựng công trình “Belene”.

Mặc dù trước đó, Borisov đã cam kết với Thủ tướng Putin là sẽ không thay đổi lập trường trong việc thực hiện đề án Belene.

Việc đình chỉ công trình Belene được chính trường Bungaria cũng như dư luận quốc tế xem như là động thái chính trị hơn là các nguyên do về kinh tế, tài chính.

Bằng việc trưng cầu dân ý họ muốn lôi kéo toàn dân tham gia vào một công trình năng lượng đã đổ bể, họ muốn phủi tay, trốn trách nhiệm.

“Công trình Belene” đã và vẫn đang là nguồn lợi béo bở dồi dào để nuôi dưỡng các đảng phái và các công ty con đẻ của chúng và các quỹ đen của các đảng.

Thay vì tạo dấu ấn trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, cuộc trưng cầu dân ý về tương lai phát triển năng lượng điện hạt nhân tại CH Bungaria vào ngày chủ nhật 27-1 có thể sẽ chỉ để lại ấn tượng duy nhất về sự phung phí hàng triệu leva một cách vô ích.

TSKH Bạc Cầm Tiến
Sophia - Bulgaria

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG