Vụ tham ô ở PMU 18:

Bùi Tiến Dũng chỉ bị truy tố về tội cố ý làm trái

Bùi Tiến Dũng chỉ bị truy tố về tội cố ý làm trái
TP - Viện KSNDTC vừa hoàn tất cáo trạng vụ án “tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PMU 18, truy tố 6 bị can về hai tội danh trên.

Trong số này, “ông tổng” PMU 18 bị truy tố về tội cố ý làm trái, 5 bị can khác nguyên là cấp dưới của Bùi Tiến Dũng bị truy tố về tội tham ô, gồm Phạm Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên, Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn và Bùi Thu Hạnh.

Trong vụ án này, Bùi Tiến Dũng từng bị khởi tố về tội nhận hối lộ, một tội danh có khung hình phạt nặng hơn nhiều tội cố ý làm trái.

Dấu hiệu “nhận hối lộ” của Bùi Tiến Dũng, theo cơ quan điều tra, thể hiện ở việc Bùi Tiến Dũng có nhờ Phạm Dũng tổ chức thi công và thanh toán 600 triệu đồng tiền xây một ngôi nhà vườn tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội).

Tuy nhiên, xét hành vi của Phạm Dũng không cấu thành tội “đưa hối lộ”, Bùi Tiến Dũng không cấu thành tội “nhận hối lộ”, nên Cơ quan CSĐT Bộ CA đã quyết định đình chỉ điều tra hai tội danh trên đối với Bùi Tiến Dũng và Phạm Dũng.

Về tội cố ý làm trái của Bùi Tiến Dũng, theo cáo trạng chỉ còn thể hiện ở hành vi Dũng “cho mượn” và sử dụng sai mục đích 7 ô tô; sử dụng không đúng tiêu chuẩn, định mức 2 ô tô khác; gây thiệt hại hơn 2,6 tỷ đồng. Cần nhắc lại là ở giai đoạn ban đầu, cơ quan điều tra xác định số xe ô tô Bùi Tiến Dũng điều động, sử dụng không đúng quy định lên tới... 32 chiếc.

Tuy nhiên, qua xem xét, Viện KSNDTC cho rằng 23 chiếc xe còn lại (ngoài 9 chiếc xe nêu trên) đã được Bùi Tiến Dũng điều động trong phạm vi cơ quan chủ đầu tư sử dụng, có bút phê hoặc văn bản của lãnh đạo Bộ GTVT để phục vụ lãnh đạo Bộ, phục vụ một số cơ quan có chức năng, tham mưu của Bộ, có liên quan trực tiếp đến công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện các dự án... nên không truy cứu trách nhiệm Dũng về việc điều động 23 chiếc xe này.

Năm bị can còn lại gồm Phạm Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên, Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Thu Hạnh bị xác định là đã lập khống hợp đồng thuê nhà, ô tô, lập khống chứng từ mua bán văn hóa phẩm để tham ô tài sản, với tổng số tiền gần 2,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Viện KSNDTC cũng đề nghị Tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị can Phạm Tiến Dũng, Lê Thanh Hòa, Bùi Thu Hạnh và Nguyễn Thanh Sơn, do họ đã thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp lại một phần hoặc toàn bộ tiền chiếm đoạt để khắc phục hậu quả...

Trong vụ án còn có 3 người khác từng bị khởi tố bị can, gồm Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Ngọc Mỡi và Nguyễn Hữu Vĩnh. Như tin đã đưa, vừa qua Viện KSNDTC đã đình chỉ vụ án và miễn trách nhiệm hình sự cho 3 bị can này.

Ngoài vụ án này, Bùi Tiến Dũng và Phạm Tiến Dũng còn bị khởi tố về hành vi tham ô tài sản tại dự án cầu Bãi Cháy, đang được cơ quan CA khẩn trương hoàn tất điều tra.

Theo dự kiến, vụ án sẽ được xét xử sơ thẩm tại TAND TP Hà Nội vào tháng 7/2008. Viện KSNDTC ủy quyền cho Viện KSND TP Hà Nội cử kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên sơ thẩm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.