'Bức tường đỏ' và cội nguồn sức mạnh U23 Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TP - Dĩ nhiên rồi, không ai khác, chính cầu thủ hay các VĐV là trái tim của một trận đấu, một sự kiện thể thao. Nhưng để trái tim có thể đập chúng ta cần mạch máu. Và đó là người hâm mộ. Không có người hâm mộ, thể thao chỉ là cuộc trình diễn nhạt nhẽo vô hồn.

Vào buổi tối tháng Năm ở Việt Trì, tôi cảm nhận điều ấy rõ ràng hơn bao giờ hết, khi “mạch máu” không ngừng cuộn chảy để kích thích con tim. Và các cầu thủ U23 Việt Nam cưỡi trên đỉnh cao cảm xúc đã có được chiến thắng như mong đợi, vượt qua các áp lực, sự mệt mỏi, đối thủ khó nhằn và những khoảnh khắc trên bờ vực của sự lạc lối.

Hanafi, phóng viên người Indonesia tôi đã gặp, đến giờ vẫn lắc đầu lè lưỡi khi nói về trận chung kết SEA Games 30 tại Philippines. Anh thực sự sốc khi thấy CĐV Việt Nam tràn ngập Manila và nhuộm đỏ sân Rizal Memorial. “Chúng tôi thua từ khi trận đấu còn chưa bắt đầu”, Hanafi nói, “Với người hâm mộ ấy, sự cuồng nhiệt ấy, Indo trở nên ngộp thở và Việt Nam thắng là chuyện đương nhiên”.

Tất cả biết rằng lứa U23 hiện tại không bằng thế hệ trước, cũng nhận thức đầy đủ về việc lối chơi cũ đã không còn phù hợp trong khi lối chơi mới mang tính áp đặt chưa hiệu quả trong việc triển khai. Thế nhưng sức ép phải thành công lại quá lớn khiến họ càng khó khăn trong việc thể hiện mình. Đừng nói là Lê Văn Đô hay Nhâm Mạnh Dũng, ngay cả đàn anh như Hoàng Đức và Tiến Linh, người bỏ lỡ không ít cơ hội, cũng không thể chơi như họ vẫn chơi.

Nhưng rồi bầu không khí rực lửa, làn sóng người cuồn cuộn, tiếng cổ vũ không lúc nào ngừng và rừng cờ rợp đỏ đã củng cố sự quyết tâm, tiếp thêm năng lượng, nhắc nhở về niềm tự hào và thổi bùng cảm xúc, đánh thức đam mê nơi các cầu thủ. Họ đã trở lại mạnh mẽ hơn trong hiệp phụ, khoảng thời gian thường sẽ bào mòn thể xác và triệt tiêu động lực.

Malaysia thực sự choáng váng, trở nên rệu rã và dần đánh mất mình. Cuối cùng bàn thắng đến như một lẽ tự nhiên. Không thể khác được, chúng ta giành chiến thắng.

'Bức tường đỏ' và cội nguồn sức mạnh U23 Việt Nam ảnh 1

CĐV chính là nguồn sức mạnh của các VĐV Việt Nam. Ảnh: Trọng Tài

Sức mạnh tinh thần là điều không bao giờ bị đánh giá thấp trong thể thao. Nó có thể biến một người bình thường trở thành vĩ đại, một chàng David nhỏ bé đủ sức quật ngã gã khổng lồ Goliath, những điều khó khăn trở nên dễ dàng và giấc mơ lớn được hiện thực hóa. Sức mạnh ấy có trong chính các cầu thủ, VĐV, nhưng để đánh thức, khuếch đại và phát tán nó chỉ người hâm mộ mới có khả năng.

Sau trận đấu với Malaysia, toàn bộ các cầu thủ U23 Việt Nam, bao gồm cả HLV Park Hang-seo đều tiến về phía khán đài biểu thị sự biết ơn với “cầu thủ thứ 12”, hay “bức tường đỏ” đã cổ vũ một cách kiên định trong suốt 120 phút, từ màn hát quốc ca khiến tất cả nổi da gà lúc bắt đầu đến màn đồng thanh “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” khi tan trận. Tất cả nhắc nhở về lòng yêu nước, niềm tự hào, buộc các cầu thủ không được phép lùi bước. Họ phải tiến lên, phải chiến thắng.

Hanafi, phóng viên người Indonesia tôi đã gặp, đến giờ vẫn lắc đầu lè lưỡi khi nói về trận chung kết SEA Games 30 tại Philippines. Anh thực sự sốc khi thấy CĐV Việt Nam tràn ngập Manila và nhuộm đỏ sân Rizal Memorial. “Chúng tôi thua từ khi trận đấu còn chưa bắt đầu”, Hanafi nói, “Với người hâm mộ ấy, sự cuồng nhiệt ấy, Indo trở nên ngộp thở và Việt Nam thắng là chuyện đương nhiên”.

Vì vậy bạn biết điều gì sẽ xảy ra ở Mỹ Đình đêm chung kết. Khi mạch máu mang đến nhiệt huyết sôi trào và con tim bùng cháy ngọn lửa khát vọng, Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì. Như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói trong buổi chiều 19/5, “không khí và sự cổ vũ cuồng nhiệt của nhân dân đã tiếp thêm sức mạnh cho các VĐV, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc để chúng ta cùng nhau bước tới, chinh phục những thử thách”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.