Bức tranh Tiếng thét bán được gần 120 triệu USD

Bức tranh Tiếng thét bán được gần 120 triệu USD
Bức tranh nổi tiếng The Scream (Tiếng thét) của danh họa Edward Munch đã được bán với giá cao kỷ lục: gần 120 triệu USD tại New York ngày 2-5.
Bức tranh Tiếng thét thiết lập kỷ lục mới về giá bán một tác phẩm nghệ thuật - Ảnh: CNN
Bức tranh Tiếng thét thiết lập kỷ lục mới về giá bán một tác phẩm nghệ thuật - Ảnh: CNN.

Tác phẩm được bán đấu giá tại nhà cái Sotheby’s. Giá mua cụ thể của bức tranh là 119.922.500 USD, thiết lập một kỷ lục mới cho một tác phẩm nghệ thuật được bán đấu giá. Danh tính người mua không được tiết lộ.

Người bán bức tranh là doanh nhân Na Uy tên Petter Olsen. Cha của ông được cho là bạn và là người bảo hộ của họa sĩ Munch. “Tôi bán bức tranh vì muốn cho thế giới cơ hội được sở hữu và trân trọng thành quả lao động vượt bậc này” - ông Olsen nói. Giá cao nhất mà một tác phẩm trước đó của danh họa Munch bán được chỉ hơn 38 triệu USD.

Giá khởi điểm của bức tranh là 40 triệu USD. Ban đầu có bảy người đặt mua. Cuộc chiến tranh giành quyền sở hữu bức tranh diễn ra trong 12 phút. Bức tranh Tiếng thét được bán đấu giá cùng ba hiện vật khác.

“Rất ít tác phẩm nghệ thuật được trả giá vượt qua con số 100 triệu USD - người phát ngôn nhà cái Sotheby’s David Norman nói - Bức tranh Tiếng thét bước vào lương tâm mỗi người, bất kể quốc tịch, quốc gia, thái độ hay tuổi tác. Nó phản ánh phản ứng trước những điều kinh khủng hiện diện mà mỗi người trên thế giới đã trải nghiệm”.

Kỷ lục trước đó thuộc về bức tranh Khỏa thân, Những chiếc lá xanh và bầu ngực của họa sĩ Picasso do nhà cái Christie’s bán vào năm 2010, với giá 106,5 triệu USD. Những bức tranh khác được bán với giá cao hơn 100 triệu USD như Garcon à la Pipe (tạm dịch: Cậu bé với ống điếu) của Picasso được bán với giá 104,1 triệu USD vào năm 2004; và bức tranh Walking Man I (tạm dịch: Người đi bộ I) của Alberto Giacometti được bán với giá 104,3 triệu USD vào năm 2010.

Theo Tân Khoa
Tuổi Trẻ/ CNN/AP

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.