BSR - doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 31/3/2025, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đã được cấp Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU - hai chứng nhận quốc tế quan trọng về năng lượng tái tạo và giảm phát thải carbon. Đặc biệt, BSR là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được cấp đồng thời hai chứng nhận này, thể hiện cam kết của Công ty với việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trên.

Các chứng nhận quốc tế với số hiệu ISCC-CORSIA-Cert-DE100-25074125 và EU-ISCC-Cert-DE100-52074125 được cấp bởi Cơ quan SGS Germany GmbH (trụ sở tại Cộng hòa Liên bang Đức). Phạm vi chứng nhận bao gồm phối trộn, sản xuất, lưu trữ và thương mại sản phẩm nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), có hiệu lực từ ngày 31/3/2025 đến 30/3/2026.

Cơ hội lớn cho BSR khi đạt chứng nhận ISCC

Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU không chỉ giúp BSR mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín trong mắt nhà đầu tư và đối tác chiến lược. Đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh và phát thải thấp giúp BSR có lợi thế cạnh tranh trước các nhà máy lọc dầu khác trong khu vực và trên thế giới.

BSR - doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU ảnh 1

BSR là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp đồng thời hai chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU.

Để đạt được chứng nhận này, từ đầu năm 2024, BSR đã chủ động triển khai nhiều cải tiến quan trọng, bao gồm đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị, xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISCC, và làm việc chặt chẽ với các chuyên gia quốc tế để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy trình đánh giá nghiêm ngặt.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Tổng Giám đốc BSR chia sẻ: "Việc đạt chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU không chỉ khẳng định sự tuân thủ của BSR với các tiêu chuẩn quốc tế về năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính mà còn mở ra cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Chứng nhận này giúp BSR đáp ứng các quy định khắt khe về phát thải và năng lượng sạch, tạo điều kiện mở rộng thị trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc tế."

BSR - doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU ảnh 2

BSR là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp đồng thời hai chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU.

Bên cạnh đó, việc sở hữu các chứng nhận ISCC còn giúp BSR đạt các tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), một yếu tố quan trọng thu hút đầu tư quốc tế. Đây là bước tiến chiến lược giúp BSR không chỉ phát triển bền vững mà còn hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam trên trường quốc tế.

Giới thiệu về ISCC

ISCC (International Sustainability and Carbon Certification) là hệ thống chứng nhận bền vững được công nhận toàn cầu, áp dụng cho nhiều loại nguyên liệu đầu vào như sinh khối nông nghiệp, lâm nghiệp, chất thải sinh học, vật liệu tái chế và năng lượng tái tạo. Hiện nay, hơn 13.000 chứng chỉ ISCC đã được cấp tại hơn 130 quốc gia. Các chương trình chứng nhận ISCC bao gồm ISCC EU, ISCC PLUS và ISCC CORSIA.

MỚI - NÓNG
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đưa ra những phát biểu gay gắt về thuế quan. (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump không chỉ đòi mức thuế 0%
TPO - Ý nghĩa của từ “đối ứng” đang bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump kéo căng. Nhà Trắng không chỉ sử dụng một công thức kỳ lạ để xác định mức độ thuế quan “đối ứng” với các quốc gia, mà còn từ chối khi một số quốc gia và Liên minh châu Âu đề nghị hạ thuế quan với hàng hóa Mỹ xuống 0.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu sắp xếp Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ đội Biên phòng tỉnh theo địa phương được sáp nhập

Nghiên cứu sắp xếp Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ đội Biên phòng tỉnh theo địa phương được sáp nhập

TPO - Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.