Bóng đá và toàn cầu hóa nhìn cuộc đọ sức Đức-Bồ Đào Nha

Bóng đá và toàn cầu hóa nhìn cuộc đọ sức Đức-Bồ Đào Nha
TPO - Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng. Ở đó sự toàn cầu hóa đã dần xóa bỏ đi những sự phân cách về biên giới, những hàng rào về địa lý.

> HLV Joachim Loew cậy gỉ mũi trong trận Đức thắng Bồ

Bóng đá và toàn cầu hóa nhìn cuộc đọ sức Đức-Bồ Đào Nha ảnh 1

Và tất nhiên bóng đá cũng không nằm ngoài xu thế chung đấy. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua trận đấu giữa Đức và Bồ Đào Nha đêm qua…

Đội tuyển Bồ Đào Nha vẫn được mệnh danh là Brazil của Châu Âu, nhờ lối chơi có thừa kỹ thuật, phóng khoáng, giàu tính biểu diễn của họ. Còn đội tuyển Đức thì được gắn cho tên gọi cỗ xe tăng, bởi cách đá thực dụng, không hoa mỹ, nhưng lại đề cao sự hiệu quả của đội bóng này.

Thế nhưng, trong phần lớn thời gian cuộc đọ sức tại Lviv, Đức và Bồ Đào Nha dường như đã đổi vai cho nhau. Người Bồ đã chọn cho mình một lối đá thực dụng, nhập cuộc chậm dãi, đề cao sự an toàn bên phía cầu môn nhà với số đông cầu thủ. Đặc biệt, họ còn không ngại sử dụng những pha đá rát, những tình huống phạm lỗi để làm chùn chân, phá lối chơi của đối phương.

Điển hình như tình huống tiền đạo Postiga thậm chí còn không ngại ngần tung ra cú vào bóng bằng gầm giày rất nguy hiểm với…thủ môn Neuer của ĐT Đức ở ngay phút 13. Thế mới có chuyện Bồ Đào Nha là đội “chiến thắng” nếu tính theo tỉ số phạm lỗi (mắc 19 lỗi so với 14 lỗi của đối thủ).

Ngược lại, Đức lại vào vai Bồ Đào Nha của quá khứ. Các học trò của HLV J.Loew cố gắng chủ động kiểm soát bóng, chơi tấn công ngay từ khi khai cuộc. Nếu chỉ tính riêng hiệp 1, Mannschaft đã nắm giữ tới 61% bóng. Và ngoại trừ khoảng 10 phút cuối cùng thì trong cả trận Đức luôn là đội cần mẫn công thành.

Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do cũng giống như các lĩnh vực khác, trong cuộc sống hiện đại hiện nay, các cầu thủ, các nền bóng đá có thể dễ dàng tiếp xúc, trao đổi tinh hoa với nhau hơn. Từ đó dẫn đến sự giao thoa, pha tạp, học hỏi lẫn nhau. Thế nên, chẳng có gì lạ khi Bồ Đào Nha lại đá theo phong cách Đức và ngược lại. Hay việc ĐT Đức có số cầu thủ gốc nước ngoài ra sân chẳng thua kém với người bản địa chính gốc.

Rõ ràng, quá trình này giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nền bóng đá, đồng thời làm sân chơi túc cầu trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, không phải mọi mặt của toàn cầu hóa trong bóng đá đều có lợi. Hãy nhìn đội tuyển Đức, kể từ khi bắt tay vào cuộc cách mạng về phong cách, Mannschaft dù luôn được đánh giá khá cao về lối chơi, luôn rất thu hút, song lại chưa một lần đi đến được vị trí cao nhất. Nó khác hẳn với sự hiệu quả đến đáng sợ của họ trước đây.

Cũng phải thôi, xe tăng hiển nhiên không thể đẹp, quyến rũ như Audi, BMW hay Mercedes. Nhưng ngược lại, phàm là xe tăng thì có thể dễ dàng, lừ lừ nghiền nát mọi vật cản nó gặp trên đường, chứ chẳng giống như một chiếc xe F1 đầy bắt mắt, nhưng chỉ cần gặp phải một viên sỏi nhỏ trên đường đua cũng đủ khiến nó mất lái.

Chẳng đâu xa, cứ nhìn cái cáchồ Đào Nha dồn ép Đức mãnh liệt thế nào trong khoảng 10 phút cuối cùng (thực sự chỉ có may mắn mới giúp người Đức bảo toàn được trận thắng), chắc hẳn không ít CĐV của Brazil Châu Âu sẽ không khỏi bâng khuâng: “nếu đội bóng con cưng của họ cứ chơi với đúng chất, đúng phong cách vốn có của mình từ đầu chắc gì Bồ Đào Nha đã phải nhận thất bại đau đớn này”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG