Tình hình Ukraine xấu đi:

Bộ trưởng Quốc phòng Nga liên tục điện đàm với phương Tây

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có cuộc điện đàm thứ hai trong vòng 3 ngày với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và 3 người đồng cấp khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mátxcơva không cung cấp thông tin cụ thể về cuộc trao đổi với ông Austin. Hai người mới có một cuộc điện đàm hôm 21/10. Thông cáo về cuộc điện đàm lần này cho biết ông Shoigu nói rằng tình hình ở Ukraine đang xấu đi. “Họ thảo luận về tình hình đang xấu đi nhanh chóng ở Ukraine. Mọi việc đang đi theo xu hướng leo thang không thể kiểm soát”, Bộ Quốc phòng Nga dẫn lời ông Shoigu nói trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu.

Ông Shoigu cũng có một cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Nga cho biết ông Shoigu nói với người đồng cấp Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh về mối quan ngại của Mátxcơva rằng Ukraine có thể kích hoạt bom bẩn - thiết bị chứa vật liệu phóng xạ.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga liên tục điện đàm với phương Tây  ảnh 1

Một xe bọc thép của lực lượng thân Nga đậu gần tòa nhà chính quyền vùng Kherson ngày 25/7Ảnh: Reuters

Thông cáo của Lầu Năm Góc cho biết ông Austin đã “bác bỏ bất kỳ cớ nào cho hành động leo thang”. Ông Austin cũng “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc”. Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc của ông Shoigu rằng Ukraine đang chuẩn bị dùng bom bẩn trên đất của họ.

Không có dấu hiệu nào từ phía Nga cho thấy các cuộc trao đổi trên dẫn đến kết quả tích cực. Tuy nhiên, hoạt động này cho thấy Nga và các thành viên NATO vẫn duy trì các kênh trao đổi, trong bối cảnh quốc tế đang lo ngại nguy cơ leo thang hạt nhân. Sau cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng Nga - Mỹ ngày 21/10, một nhà ngoại giao Nga được dẫn lời nói rằng “những hiểu nhầm phải được giải toả để không xảy ra sự cố nào”.

Nga nằm trong top 10 nước có nhiều người siêu giàu nhất

thế giới

Bất chấp việc bị lệnh trừng phạt bủa vây, Nga hiện đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia có số người sở hữu tài sản trị giá 100 triệu USD trở lên nhiều nhất thế giới, hãng tin RBK đưa tin, trích dẫn một nghiên cứu. Theo nghiên cứu (do công ty tư vấn Henley & Partners và New World Wealth thực hiện), thế giới có khoảng 25.490 người có tài sản trị giá 100 triệu USD trở lên, phần lớn là chủ sở hữu các công ty công nghệ và đa quốc gia, các nhà tài chính và người thừa kế. Con số này tăng hơn gấp đôi trong 20 năm qua.

Mỹ là nơi có nhiều triệu phú 100 triệu USD nhất, với 9.730 người (chiếm 38%). Trung Quốc và Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, với lần lượt 2.021 và 1.132 người. Anh đứng ở vị trí thứ tư với 968 người, và Đức đứng thứ năm với 966 người. Các quốc gia khác nằm trong top 10 là Thụy Sĩ (808 người), Nhật Bản (765 người), Canada (541 người), Úc (463 người) và Nga (435 người). Các nền kinh tế lớn khác, như Pháp và Ý đứng sau Nga với 380 và 298 người.

Các nhà nghiên cứu dự đoán số người siêu giàu sẽ tăng nhanh ở châu Á và châu Phi trong những năm tới, vượt qua Mỹ và châu Âu vào năm 2032. Các tác giả nghiên cứu cũng dự đoán rằng, Việt Nam và Ấn Độ sẽ có tốc độ gia tăng nhanh nhất về số người có tài sản hơn 100 triệu USD trong thập kỷ tới. Quốc đảo Mauritius, nơi được cho là đã trở thành điểm đến phổ biến của các triệu phú, có thể chứng kiến số cư dân siêu giàu tăng 75% vào năm 2032.

Minh Hạnh (theo RT)

Phía Pháp nói rằng Bộ trưởng Lecornu tái khẳng định mong muốn của Pháp về một giải pháp hoà bình cho Ukraine, và Paris từ chối tham gia bất kỳ hình thức leo thang nào. London cho biết Bộ trưởng Wallace bác bỏ cáo buộc rằng phương Tây đang hỗ trợ kế hoạch leo thang của Kiev.

Kherson thành lập lực lượng dân quân địa phương

Ngày 24/10, chính quyền được Nga ủng hộ ở Kherson thông báo thành lập lực lượng dân quân địa phương, tất cả đàn ông còn lại trong thành phố đều có thể tham gia. Giới chức Nga yêu cầu người dân sơ tán khỏi Kherson, một trong bốn vùng thuộc Ukraine mà Nga sáp nhập từ tháng trước. Khoảng 25.000 người dân đã được sơ tán khỏi thành phố này kể từ ngày 18/10, Tass đưa tin.

Kherson trở thành chiến trường trọng điểm trong cuộc xung đột ở Ukraine. Kiev đang triển khai chiến dịch phản công nhằm giành lại vùng đất nằm ngay cạnh bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập năm 2014. Trước đó, Nga và Ukraine cáo buộc nhau định đánh sập đập thủy điện lớn trên sông Dnipro để gây ngập lụt cho các làng xã ở hạ nguồn.

Quân đội Ukraine khẳng định đang tiến triển tốt ở miền nam, giành lại ít nhất 2 ngôi làng mà họ nói rằng Nga đã bỏ lại. Ngày 23/10, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, lực lượng của họ tiếp tục tấn công vào hạ tầng năng lượng và quân sự của Ukraine, phá hủy một kho vũ khí lớn ở trung tâm vùng Cherkasy, đồng thời đẩy lùi chiến dịch phản công của Ukraine ở miền nam và miền đông.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.