Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |
Hội nghị Tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 diễn ra sáng nay (10/1), tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, nhìn lại năm 2022, thế giới đã trải qua những biến động lớn, có những vấn đề ngoài dự báo thông thường, phức tạp và khó khăn hơn trước. Trong đó, nổi lên là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, xung đột Nga- Ukraine, chạy đua vũ trang, bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội gia tăng ở nhiều nước.
Hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, trong đó gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt, đã phản ánh một bức tranh sôi động trên mặt trận đối ngoại và ngoại giao, giúp tăng cường tin cậy chính trị, tạo xung lực mới cho mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với nhiều đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và các đối tác tiềm năng.
Ở trong nước, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, vừa phải khắc phục các yếu kém nội tại, xử lý hệ lụy của dịch COVID-19, vừa phải đối phó với các tác động tiêu cực của biến động thế giới.
“Trong ngành Ngoại giao, nảy sinh vụ việc chưa từng có tiền lệ, tác động đến tâm tư, tình cảm của các thế hệ cán bộ ngoại giao”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Bộ trưởng cho biết, năm 2022 ngành Ngoại giao đã trải qua thử thách, khó khăn lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, thực hiện cả nhiệm vụ đối ngoại và nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành Ngoại giao hết sức nặng nề, phức tạp; vừa tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, vừa giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa phải xử lý các vấn đề mới phát sinh, đồng thời phải tạo lập nền tảng căn cơ, lâu dài cho triển khai đối ngoại và ngoại giao.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngành Ngoại giao vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó với kết quả toàn diện và quan trọng.
Nổi bật là, tiếp tục củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, trong đó gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt, đã phản ánh một bức tranh sôi động trên mặt trận đối ngoại và ngoại giao, giúp tăng cường tin cậy chính trị, tạo xung lực mới cho mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với nhiều đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và các đối tác tiềm năng.
Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và các bộ, ngành, địa phương liên quan xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề biên giới lãnh thổ, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; đồng thời, kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán và đã đạt những kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề trên biển, trên bộ phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia dân tộc.
Hợp tác kinh tế là nội dung trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, trong đó nhiều thỏa thuận, dự án hợp tác đã được ký kết.
Năm 2022, Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế, nổi bật là trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Ngành Ngoại giao đã triển khai nhiều chương trình, biện pháp hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, đối tác với phương châm “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”.
Kết quả là, ngoại giao kinh tế trong năm qua đã đóng góp thiết thực vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thu hút đầu tư, du lịch, mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc kỷ lục 700 tỷ USD…
Trên bình diện đa phương, đã chủ động, tích cực đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế tại nhiều diễn đàn đa phương quan trọng như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, tiểu vùng Mekong.
Năm 2022, Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế, nổi bật là trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Nghiên cứu, dự báo, tham mưu đối ngoại, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân cũng đạt nhiều kết quả quan trọng.
Các chương trình kết nối, chăm lo kiều bào ta ở nước ngoài được triển khai tích cực, hiệu quả. Đã kịp thời sơ tán an toàn hàng nghìn công dân, kiều bào ta tại Ukraine, bảo hộ tốt công dân, ngư dân, tàu cá ở nhiều địa bàn...
Tồn tại, hạn chế
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, ngành Ngoại giao vẫn còn những tồn tại, hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Việc phát hiện, nắm bắt thời cơ, vận hội chưa thực sự nhạy bén. Công tác nghiên cứu, dự báo đối ngoại có nơi, có lúc còn chưa kịp thời. Sự phối hợp trong ngành Ngoại giao và giữa ngành Ngoại giao với các ngành, các cấp có lúc, có việc còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
Tư duy, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ ngoại giao chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành Ngoại giao toàn diện, hiện đại, v.v…
Bộ trưởng khẳng định, kết quả công tác đối ngoại và ngoại giao trong năm 2022, gồm cả những mặt tốt và tồn tại, hạn chế, đã làm sâu sắc hơn các bài học lớn về đối ngoại như đồng chí Tổng Bí thư đã khái quát tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc, đồng thời giúp ngành Ngoại giao trưởng thành, bản lĩnh hơn và tích lũy thêm những bài học kinh nghiệm có giá trị. Đó là: Gìn giữ, phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”; trước những diễn biến, tình huống phức tạp, khó khăn, thử thách, cần luôn bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại trên cơ sở kiên định độc lập, tự chủ, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời, uyển chuyển, linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong sách lược, thích ứng với tình hình mới, nhạy bén nắm bắt cơ hội, “biến nguy thành cơ”.
Tư duy, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ ngoại giao chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành Ngoại giao toàn diện, hiện đại, v.v…
Tăng cường nghiên cứu, dự báo, tham mưu đối ngoại, đánh giá đúng tình hình, “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế” để luôn giữ vững thế chủ động, “biết cương, biết nhu”, “biết tiến, biết thoái” trước diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình.
Luôn đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ trong ngành ngoại giao; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, giám sát.