Bổ sung iốt cho con bao nhiêu là đủ?

Bổ sung iốt cho con bao nhiêu là đủ?
Nhà tôi có con nhỏ, nên thường rất quan tâm tới những thông tin đồng nghiệp trao đổi, như cho rằng: Chế độ ăn cho con cái nếu thiếu iốt sẽ dễ dẫn tới thiểu năng trí tuệ và nhiều rối loạn khác, như: bướu cổ, cơ thể chậm phát triển...

Bởi vậy, xin bác sĩ cho biết, lượng muối iod cần bổ sung hàng ngày là bao nhiêu, để phòng một số bệnh do thiếu iod?

(tamtri19...@yahoo.com)

Trả lời:

Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động... Ngoài ra, iod còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta - caroten thành vitamin A, tổng hợp protein cho cơ thể hoặc hấp thu đường ở ruột non. Do đó vai trò của iốt là vô cùng quan trọng, đặc biệt ở trẻ em. Khi thiếu hoặc thừa iốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.

Bổ sung iốt cho con bao nhiêu là đủ? ảnh 1

Tác hại của việc thiếu iốt: Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iod do nhu cầu tăng cao. Thiếu iốt ở thai phụ dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác. Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Ngoài ra thiếu iốt còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi... Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.

Tác hại của việc thừa iốt: Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên... sẽ gây nên hội chứng cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).

Phòng ngừa thiếu iốt: Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và phòng được các rối loạn do thiếu iốt. Dùng muối iod thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng iốt dư sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.

- Với trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.

- Với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh... Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iod khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu iod này.

Nhu cầu iốt tùy theo giai đoạn phát triển của cơ thể:

+ Từ 0 - 6 tháng cần 40mcg

+ Từ 6 - 12 tháng cần 50mcg

+ Từ 1 - 3 tuổi cần 70mcg

+ Trẻ từ 4 - 6 tuổi cần 90mcg

+ Từ 7 - 10 tuổi cần 120mcg

+ Từ 10 - 12 tuổi cần 140mcg

+ Từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày

+ Phụ nữ có thai và đang cho con bú: 200mcg/ngày

Cách dùng:

Lượng iod được trộn vào muối an toàn cho cả người không thiếu iod. Muối iod không làm thay đổi mùi vị thức ăn nên cách sử dụng muối iod cũng giống như muối thường. Chú ý không nên nêm muối iod vào thức ăn đang nấu trên bếp. Sau khi mua về và khi sử dụng để trong lọ có nắp đậy hoặc túi nilông buộc kín. Do iod là chất dễ bay hơi nên lưu ý không rang muối iod, không để muối iod gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào. Dùng xong mỗi lần rửa lọ sạch, phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.

PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông
Dược & Mỹ Phẩm

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.