Bỏ qua Kiatisak, FAT mời HLV ngoại cho U23 Thái Lan

Chủ tịch Somyot Poompunmuang của LĐBĐ Thái Lan.
Chủ tịch Somyot Poompunmuang của LĐBĐ Thái Lan.
TPO - Chủ tịch liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT), Somyot Poompunmuang cho biết, FAT đã lên kế hoạch tìm kiếm một HLV cho U23 Thái Lan nhằm hướng tới VCK U23 châu Á 2020 và Olympic 2020. FAT muốn một nhà cầm quân ngoại thay vì tiếp tục tin dùng các HLV nội.

Tại ASIA 18 vừa qua, Olympic Thái Lan nằm ở bảng B cùng các đối thủ Olympic Uzbekistan, Olympic Qatar và Olympic Bangladesh. Kết thúc vòng bảng, "Voi chiến" chỉ đứng thứ 3 sau hai trận hòa và một trận thua, có vỏn vẹn 2 điểm. Họ thậm chí không thể giành quyền đi tiếp với tư cách một trong 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Chính điều này đã châm ngòi cho một cuộc thay đổi toàn diện trên băng ghế chỉ đạo của ĐT U23 Thái Lan.

Theo đó, sau thất bại của Olympic Thái Lan tại ASIAD 18 và trước đó là việc bị loại từ vòng bảng giải U23 châu Á 2018, FAT đã quyết định sa thải HLV Worrawoot Srimaka. Để chuẩn bị cho những giải đấu lớn trong thời gian tới, lãnh đạo của FAT cho biết đang tìm kiếm ứng viên mới cho vị trí HLV trưởng ĐT U23 nước này. Trao đổi với báo giới trong nước mới đây, Chủ tịch Somyot Poompunmuang cho biết: "Những người quan tâm và muốn thử sức ở vị trí này có thể nộp đơn ngay từ bây giờ".

Tuy vậy, theo thông tin từ FAT, Chủ tịch Somyot Poompunmuang và các cộng sự tại FAT muốn một ứng viên nước ngoài giàu kinh nghiệm, thay vì tiếp tục đặt  niềm tin vào một HLV nội, bất chấp trước đó, không ít NHM Thái Lan đã tiến cử HLV Kiatisak. HLV Kiatisak chính là người đã mang lại rất nhiều thành công cho ĐT Thái Lan lẫn U23 Thái Lan, nhưng hồi đầu cuối năm ngoái, nhà cầm quân 45 tuổi này đã xin từ chức vì những bất đồng với FAT.

Nhiệm vụ của HLV U23 Thái Lan sẽ là giúp đội bóng này thi đấu thành công tại VCK U23 châu Á 2020 vốn được tổ chức tại Thái Lan, đồng thời hướng tới tấm vé dự Olympic 2020 tại Tokyo, Nhật Bản.

MỚI - NÓNG
Theo Bộ Công Thương, sức ép tăng giá điện rất lớn trong bối cảnh EVN đang bị lỗ rất lớn do chi phí đầu vào hơn 4 năm không được điều chỉnh.
EVN mong sớm tăng giá điện
TPO - Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương, giá than, giá dầu và tỷ giá là những vấn đề gây sức ép nhất với giá thành sản xuất điện năm 2022. Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ liên quan đến các phương án đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo công bố của Bộ Công Thương, năm 2022, EVN bị lỗ
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính
TPO - EVN bị lỗ tổng cộng hơn 26.200 tỷ đồng và đang đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính, giá điện dự kiến cũng sẽ sớm được điều chỉnh... Đó là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021 và năm 2022, diễn ra chiều tối nay (31/3).