Bỏ giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Thảo luận tại QH về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư (LS) chiều 19- 6, Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam Trương Trọng Nghĩa kiến nghị, bỏ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho LS.

> Trở lại bài báo “Lấy quyền gì để mắng luật sư?"

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), trong nhiều trường hợp, thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa (GCNBC) đã vô hiệu quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được có LS ngay từ khi mất tự do hay khi bị khởi tố.

Trong khi, chính ở giai đoạn này họ cần có LS nhất. Trung Quốc trước kia cũng quy định giống chúng ta nhưng hiện đã phải sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng cho công dân được quyền có luật sư tư vấn riêng biệt ngay từ giai đoạn bị xâm phạm tự do.

“Chúng tôi kiến nghị không cấp GCNBC mà chỉ cần một số thủ tục.”- LS Nghĩa kiến nghị.

ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đề xuất, tiếp tục giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho hoạt động của LS.

Ông Xuyền đồng tình, về lâu dài nên bỏ quy định cấp GCNBC cho LS bởi nó hạn chế quyền bào chữa của bị can, bị cáo, một quyền rất quan trọng. Điều này cũng phù hợp với tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Có nên để giảng viên hành nghề luật sư?

Trong thảo luận, các ĐBQH cũng có ý kiến khác nhau về quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề LS. Tán thành quy định này, ĐB Bùi Văn Xuyền cho rằng, đây là đội ngũ có trình độ cao, được đào tạo bài bản sẽ bổ sung cho đội ngũ LS hiện có.

Việc hành nghề LS cũng giúp các giảng viên có thêm điều kiện cọ xát thực tiễn, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) có quan điểm ngược lại và cho rằng, hoạt động hành nghề LS đòi hỏi tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao, phải dành nhiều thời gian để tham gia tố tụng, đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Các hoạt động của LS cũng diễn ra trong giờ hành chính, như việc tham gia bào chữa tại phiên tòa, bởi không có phiên tòa nào mở ngoài giờ hoặc ban đêm.

Như vậy, đương nhiên các viên chức sẽ bớt xén thời gian làm việc của mình ở đơn vị. “Việc cho phép như vậy sẽ ảnh hưởng chất lượng thực hiện nhiệm vụ của viên chức, làm khó cho các nhà quản lý. Các viên chức sẽ làm việc theo kiểu chân ngoài dài hơn chân trong”- Ông Cương nói.

Hỗ trợ Hợp tác xã về đào tạo cán bộ

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), ĐBQH cho rằng, cần khẳng định HTX hoạt động như một loại hình DN (như Luật HTX 2003), cần bảo đảm các điều kiện để nó hoạt động bình đẳng như mọi DN khác. ĐB Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên) đề nghị xem xét và quy định rõ xác định HTX là DN tập thể hoặc DN đặc thù

Theo ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX thời gian qua chưa sát thực tế, chưa đến HTX nhất là chính sách thuế, tín dụng, đất đai… và có sự phân biệt đối xử gây khó khăn cho HTX.

ĐB Lâm và một số ĐB kiến nghị Chính phủ kịp thời có chính sách cụ thể, rõ ràng, bảo đảm tính khả thi đối với HTX.

Cụ thể, cần có chính sách hỗ trợ phát triển HTX về đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tín dụng, tiếp thị và mở rộng thị trường, đặc biệt là tạo điều kiện để các HTX được tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG