Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho rằng, khi cán bộ thu nhận dữ liệu để làm căn cước công dân thì dữ liệu được thu nhận, xác minh, đối sánh để làm sạch và làm chính xác. Sau đó là nhập dữ liệu để in, sản xuất.
Thiếu tướng Nguyên cho hay, “có nhiều công dân phản ánh làm mấy tháng mà chưa nhận được thì đó là nguyên nhân khách quan do chip chúng ta phải nhập từ nước ngoài. Do dịch COVID-19 đã ảnh hưởng quy trình sản xuất khiến sản lượng chip chúng ta nhập về không đủ. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng nhiều đến công việc vì người dân vẫn có thể sử dụng CMND cũ để giao dịch.
Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cũng giải đáp về thủ tục nhập khẩu về các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM như sau: Theo Luật Cư trú 2020, điều kiện để đăng ký nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương cơ bản giống nhau. Trước đây, điều kiện nhập khẩu phải có tạm trú liên tục trong một thời gian.
Đối với việc nhập khẩu vào tất cả các tỉnh thành phố, người dân cần có chỗ ở hợp pháp của mình, với điều kiện đủ diện tích đảm bảo đời sống, tuy theo các tỉnh thành quy định.
Nhóm thứ hai chỗ người dân có chỗ ở hợp phát do thuê, mượn, ở nhờ được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu.
Nhóm thứ ba là những người có quan hệ nuôi dưỡng, hôn nhân, người khuyết tật nhập khẩu thì không cần đủ diện tích chỗ ở mà chỉ cần chủ hộ đồng ý.
Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an: Có thể nói, chúng ta đã khai tử một di sản của một thời kỳ bao cấp. Chúng ta mở ra một kỷ nguyên mới trong phương thức quản lý xã hội. Sổ hộ khẩu đã gắn bó với chung ta rất lâu, trong một thời gian dài của lịch sử. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi. Một nền tảng sử liệu dữ liệu số để quản lý, phục vụ giao dịch người dân.
Để việc giao dịch của người dân thuận lợi thì không chỉ một nền tảng này là thực hiện được, chúng ta cần sự đồng bộ của các cơ sở của các bộ ban ngành, vậy cần khoảng thời gian chuyển tiếp.