Bỏ 'bầu sữa' 330 tỷ đồng để thành doanh nghiệp tỷ USD

Chuẩn bị đưa thư, hàng đến người nhận
Chuẩn bị đưa thư, hàng đến người nhận
Từ một đơn vị Nhà nước trì trệ, như con tàu sắp chìm, sống dựa vào “bầu sữa” ngân sách, nhờ thay đổi tư duy họ truyền sức sống cho đơn vị thành doanh nghiệp làm ăn có lãi, đạt doanh thu tỷ USD. Đây có lẽ là điểm sáng hiếm hoi của một doanh nghiệp Nhà nước.  

“Cứu” 4 vạn người từ… con tàu sắp đắm

Hơn 10 năm trước, để viễn thông thực hiện tự do hóa thương mại và không còn phải “nặng gánh” với bưu chính, đồng thời để cải cách lĩnh vực này, Tổng Cty Bưu chính Việt Nam (nay là Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post) đã chính thức được tách ra khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT.

Bỏ 'bầu sữa' 330 tỷ đồng để thành doanh nghiệp tỷ USD ảnh 1 Photo: ..

Lúc đó có người đã ví thị trường bưu chính như đại dương bao la, còn Vietnam Post là con tàu cũ kỹ, đang chở quá tải hơn 4 vạn người loay hoay giữa muôn trùng sóng gió. Con tàu đó có thể chìm bất cứ lúc nào, nói gì đến việc cập bến an toàn. Bởi, trước đó bưu chính hầu như chỉ sống dựa vào nguồn trợ cấp của Nhà nước và sự trợ giúp từ viễn thông. Bài toán đặt ra để có thể tự cân bằng thu chi, tiến tới có lãi, dù có lạc quan đến mấy cũng ít người có niềm tin. Thời điểm đó, toàn mạng lưới bưu chính ảm đạm. Đa số cán bộ và người lao động không ai muốn ở lại, tinh thần làm việc rệu rã, thậm chí nhiều người còn “bỏ chạy” hoặc xin chuyển về viễn thông.

Trong khi giá cước dịch vụ bưu chính công ích thấp hơn giá thành; lao động giản đơn thừa; lao động có trình độ cao lại thiếu. Doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, lĩnh vực phát hành báo chí còn phải bù lỗ. Có những lúc, mạng lưới hoạt động cầm chừng. Một số bưu cục, nhất là điểm Bưu điện Văn hóa xã đã phải tạm đóng cửa.

Bỏ 'bầu sữa' 330 tỷ đồng để thành doanh nghiệp tỷ USD ảnh 2 Những bưu tá thời nay

Để cứu doanh nghiệp đang bên bờ vực thẳm, Tổng giám đốc Đỗ Ngọc Bình lúc đó đã quyết định xây dựng chiến lược phát triển của Bưu chính Việt Nam theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Bưu điện đã phát triển đồng thời trên cả 3 trụ cột: Bưu chính chuyển phát, Tài chính Bưu chính và Phân phối - Truyền thông. Đây là điều hoàn toàn mới đối với người bưu chính lúc đó.

Năm 2011, Bưu chính Việt Nam khiến không ít người “giật mình” khi liên kết với Ngân hàng Liên Việt để ra đời Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.  Đây là thương vụ góp vốn đầu tiên trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng khi một tổng công ty Nhà nước góp vốn vào một doanh nghiệp.Đánh giá về thương vụ lịch sử này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lúc đó cho rằng: Sự hợp tác đặc biệt giữa một doanh nghiệp có bề dày lịch sử 66 năm với một ngân hàng còn non trẻ.

Cũng trong năm đó, Bưu chính lại gây tiếng vang khi thực hiện chi trả lương hưu tại 4 tỉnh Bắc Cạn, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắc Nông. 8 tháng sau, doanh nghiệp này được Chính phủ đồng ý cho mở rộng chi trả hưu và trợ cấp BHXH tại nhiều địa phương.

Bỏ 'bầu sữa' 330 tỷ đồng để thành doanh nghiệp tỷ USD ảnh 3 Hình ảnh những anh bưu chính quá đỗi thân thuộc với đồng bào vùng sâu, vùng xa

Con đường phía trước của Bưu chính đã rõ ràng hơn, những vật cản dần bị loại bỏ. Tuy nhiên khó khăn vẫn chồng chất, thách thức vẫn bủa vây.Đúng lúc ấy, Bưu chính Việt Nam bổ nhiệm một phó tổng giám đốc hội tụ nhiều phẩm chất “lạ”.

“Đổi mới trên tất cả các lĩnh vực” là mệnh lệnh cho toàn mạng lưới Vietnam Post ngay từ khi mới về và sau này trở thành Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Phạm Anh Tuấn (ngày 19/9 vừa qua, với những dấu ấn trong công việc, ông được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ TT&TT).

Điểm thay đổi lớn nhất chính là định vị Vietnam Post trở thành doanh nghiệp theo hướng “hệ sinh thái”, đa dạng hóa dịch vụ. Một quyết định táo bạo, nên không có gì khó hiểu khi nó vấp phải ý kiến phản đối, sự nghi ngờ về sự tồn tại của các dịch vụ mới. Ông Tuấn biết rằng muốn làm một điều mới tại một doanh nghiệp thủ cựu không dễ. Để thuận lòng người, đích thân ông có những lúc nhập vai thành bưu tá ở cơ sở.

Điều kỳ diệu đã đến: Chỉ trong 3 năm, con tàu Vietnam Post đã vươn mình vượt sóng gió trong sự kinh ngạc của nhiều người. Kinh doanh khởi sắc, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của 4 vạn lao động dần được cải thiện.

Theo lộ trình của Chính phủ,năm 2013-năm cuối cùng Nhà nước hỗ trợ các hoạt động bưu chính công ích 330 tỷ đồng. Năm 2014 dù đã “cai sữa” 330 tỷ đồng, Bưu điện Việt Nam đã đạt được lợi nhuận gần 110 tỷ đồng.

Từ “ông kễnh” thành người phục vụ

Bưu điện Việt Nam có những quyết sách táo bạo, tham gia sâu hơn vào giải quyết những vấn đề tồn tại của xã hội nhằm góp phần tạo dựng sự minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây không chỉ là dịch vụ kinh doanh đơn thuần mà gắn liền với các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cấp các loại giấy phép, giấy khai sinh, CMND; công chứng, xử lý và xử phạt hành chính...

Bưu điện Việt Nam đã thay đổi tư duy từ “quản lý” kiểu “ông kễnh” sang “phục vụ”. Từ chỗ thay vì đến cơ quan hành chính làm thủ tục, người dân đến các điểm bưu điện nộp hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính và chờ nhận kết quả tại nhà là cả một sự nỗ lực của ngành Bưu điện.

Nói về việc này, ông Chu Quang Hào-TGĐ Vietnam Post cho biết, khi ý tưởng trên vừa đưa ra đã bị một số cơ quan hành chính phản đối kịch liệt. Dù từ lâu những ác cảm của người dân về vấn đề “hành là chính”, “một cửa nhưng nhiều ngách”, tình trạng sách nhiễu - thủ tục rườm rà, cứng nhắc đã được các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng mọi việc chuyển biến rất chậm. “Không ai tin Bưu điện có thể làm được số lượng công việc khổng lồ và khó khăn này”, ông Hào nói.

Hàng trăm nghìn lượt hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua Bưu điện. Hàng nghìn người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa không còn phải mất cả ngày để đi đến cơ quan công quyền giải quyết thủ tục hành chính như trước.

Bưu điện Việt Nam đã hoàn toàn chinh phục được các cơ quan quản lý hành chính và người dân trên cả nước. Các dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển trụ sở bộ phận một cửa sang Bưu điện, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về BHYT hộ gia đình; thu nộp hộ tiền phạt và chuyển phát giấy tờ tạm giữ vi phạm giao thông; cấp đổi giấy phép lái xe… không chỉ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân mà còn thay đổi một phần quá trình cải cách hành chính của Việt Nam. 

Chính tư duy đổi mới và sự nỗ lực phi thường của người Bưu điện trong thời gian qua đã khiến doanh nghiệp này tiếp tục gây nhiều bất ngờ. Năm 2018 đã “cán đích” trước hạn 2 năm kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, với tổng doanh thu đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.

Theo TGĐ Vietnam Post, khi triển khai dịch vụ mới, điều quan trọng nhất chính là năng lực con người. Tuy nhiên, bưu chính lại không có ngôi trường nào thực hiện đào tạo nghiệp vụ riêng. Chính vì vậy, tại trụ sở của tổng công ty này luôn có những lớp học rất đặc biệt. Từ lớp nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, hành chính công, quản lý kinh doanh đến nghiệp vụ bán hàng tại Bưu điện Văn hóa xã. Trong đó, các lãnh đạo Vietnam Post trở thành “người thầy” cần mẫn “cầm tay chỉ việc”, vừa truyền động lực và tiếp thêm niềm tin cho người lao động mỗi khi triển khai dịch vụ mới và lan tỏa khí thế đó toàn mạng lưới.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.