Bình Định: Lan tỏa mô hình bảo vệ môi trường từ cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
Trong hai năm qua, tỉnh Bình Định đã chứng kiến những thay đổi tích cực trong việc bảo vệ môi trường thông qua các sáng kiến cộng đồng. Các mô hình như “Bóng mát đường quê,” “Vườn xanh,” và “Bảo vệ môi trường biển” không chỉ giúp cải thiện cảnh quan mà còn nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân địa phương.
Bình Định: Lan tỏa mô hình bảo vệ môi trường từ cộng đồng ảnh 1

Mô hình phân loại rác tại nguồn mang tên Vườn Xanh, xã Tuy Phước, Bình Định

Từ ý tưởng đến thực tế

Ở xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, vấn đề rác thải nhựa từng là nỗi lo lớn khi lượng rác từ biển và du khách liên tục tích tụ làm thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho người dân, đặc biệt với hoạt động du lịch nơi đây. Ông Trần Văn Cư, một người dân địa phương, đã chủ động tham khảo và chế tạo công cụ dọn rác dọc bờ biển và kêu gọi cộng đồng cùng tham gia. Mỗi tháng, người dân tổ chức các buổi ra quân làm sạch bãi biển, tạo nên hình ảnh một Nhơn Lý trong lành, xanh sạch và đầy sức sống. Theo ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, mô hình này không chỉ cải thiện môi trường mà còn giúp bảo vệ sinh kế của người dân khi ngành du lịch phát triển.

Tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát, mô hình “Bóng mát đường quê” đã mang lại bóng cây xanh mát dọc các con đường nông thôn. Ban đầu, người dân còn băn khoăn về việc chăm sóc cây như ai chăm, chăm như thế nào, phân công ra sao, hiệu quả cụ thể sau vài năm có thể thấy ra sao…, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Hội Nông dân và chính quyền địa phương, họ đã tìm ra giải pháp. Người dân tổ chức ngày chủ nhật xanh để tưới, bón phân, chăm sóc cây trồng, kết hợp thu dọn rác trên địa bàn Ông Phạm Văn Cúc, một người dân thôn Trung Chánh, chia sẻ: “Dù khó khăn, nhưng bà con rất đồng tình, cùng nhau chăm sóc để sau này có bóng mát cho con cháu.”

Bình Định: Lan tỏa mô hình bảo vệ môi trường từ cộng đồng ảnh 2

Mô hình Bóng mát đường quê, Phù Cát, Bình Định

Trong khi đó, mô hình “Vườn xanh” tại huyện Tuy Phước đã thúc đẩy người dân phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình và chuyển đổi thành phân bón. Với sự hướng dẫn từ cán bộ nông dân, các hộ tham gia không chỉ giảm thiểu rác thải mà còn có nguồn phân hữu cơ an toàn để canh tác. Anh Nguyễn Vinh Khoa, một trong những người đầu tiên thí điểm thành công mô hình, nhận định: “Phân hữu cơ rất tốt cho sức khỏe, giúp chúng tôi tự tin trồng rau sạch cho gia đình và cộng đồng sử dụng.”

Giá trị cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Điểm đặc biệt của các sáng kiến này là lấy người dân làm trung tâm. Khác với cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống, các chương trình tại Bình Định bắt đầu từ việc lắng nghe nhu cầu và ý tưởng của người dân. Bà Lê Thị Thanh Hương, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định, nhấn mạnh: “Những sáng kiến từ cộng đồng không chỉ mang lại hiệu quả thực tế mà còn nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.”

Bình Định: Lan tỏa mô hình bảo vệ môi trường từ cộng đồng ảnh 3

Lắng nghe nhu cầu của người dân về vấn đề môi trường

Để đảm bảo sự bền vững, các cán bộ địa phương đã tích cực hỗ trợ và đồng hành cùng người dân trong suốt quá trình triển khai. Ông Võ Viên Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh, chia sẻ: “Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã hướng dẫn và giải thích để người dân hiểu ý nghĩa lâu dài của các mô hình. Từ đó, bà con nhiệt tình tham gia và duy trì hoạt động.”

Hướng tới tương lai xanh

Sau hai năm triển khai, các mô hình tại Bình Định đã lan tỏa hiệu quả tới nhiều địa phương khác trong tỉnh. Từ một vài sáng kiến thí điểm, nay các chương trình này đã được nhân rộng, trở thành nguồn cảm hứng cho các cộng đồng khác. Theo bà Lý Thị Hồng Gấm, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Quang, những dự án này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn phát huy vai trò tự giác của người dân, gắn kết cộng đồng trong hành trình xây dựng một Bình Định sáng xanh, sạch đẹp.

Bình Định: Lan tỏa mô hình bảo vệ môi trường từ cộng đồng ảnh 4

Người dân chủ động dọn sạch bãi biển với công cụ được cung cấp

Trong bối cảnh phát triển kinh tế gắn liền với du lịch và đô thị hóa, những nỗ lực bảo vệ môi trường từ cộng đồng tại Bình Định chính là minh chứng rõ ràng cho thấy, khi mỗi cá nhân đều chung tay hành động, môi trường không chỉ là nơi sinh sống, mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng dân cư. Đến nay, sau 2 năm thí điểm, Bình Định đã đưa kế hoạch nhân rộng các hoạt động này trên địa bàn toàn tỉnh

Từ năm 2022, Hội Nông dân tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 2 năm, chương trình đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, bao gồm các đánh giá ban đầu, lập kế hoạch xây dựng các hoạt động hỗ trợ BVMT của Hội Nông dân tỉnh; đồng thời xây dựng 3 mô hình BVMT từ sáng kiến cộng đồng, gồm: “Vườn xanh - Nông dân tự phân loại rác thải tại hộ gia đình, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ”; “Chung tay bảo vệ môi trường biển”; cc“Bóng mát đường quê”. Các mô hình này được thực hiện tại xã Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Hưng (huyện Tuy Phước); xã Cát Minh, Cát Tài (huyện Phù Cát) và xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn).

Xem thêm video về mô hình tại Bình Định tại link: https://vimeo.com/984973934/a5a62bb4e4?share=copy
MỚI - NÓNG
Thủ tướng: Đưa tiền ra, hút tiền về phải nhịp nhàng, không giật cục
Thủ tướng: Đưa tiền ra, hút tiền về phải nhịp nhàng, không giật cục
TPO - "Việc đưa tiền ra và hút tiền về phải nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" - công điện của Thủ tướng chỉ đạo về điều hành tín dụng nêu rõ.
Dự án hồ chứa nước Ka Pét hơn 874 tỷ đồng được duyệt đánh giá tác động môi trường
Dự án hồ chứa nước Ka Pét hơn 874 tỷ đồng được duyệt đánh giá tác động môi trường
TPO - Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận có quy mô gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ Wtb = 51,21 triệu m3, tổng mức đầu tư của dự án hơn 874 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ được phép triển khai thực hiện dự án sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng các quy định pháp luật.