Biểu tình lớn chống hoàng gia Thái Lan

Các thủ lĩnh sinh viên bên cạnh tấm bảng mới được lắp đặt ở Bangkok ngày 20/9 Ảnh: REUTERS
Các thủ lĩnh sinh viên bên cạnh tấm bảng mới được lắp đặt ở Bangkok ngày 20/9 Ảnh: REUTERS
TP - Công khai thách thức chế độ quân chủ của vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn, hôm qua hàng nghìn người biểu tình đã tuần hành ở Bangkok để kêu gọi cải cách, trong đó có việc kiềm chế quyền lực của nhà vua.

Những người biểu tình ngày càng trở nên mạnh bạo hơn trong suốt hai tháng biểu tình chống lại hoàng gia và thiết chế do quân đội thiết lập ở Thái Lan, phá bỏ điều cấm kỵ lâu đời về việc chỉ trích chế độ quân chủ - bị coi là tội khi quân.

Hoàng gia  Thái Lan chưa đưa ra tuyên bố nào. Theo Reuters, nhà vua Vajiralongkorn, người dành nhiều thời gian ở châu Âu, hiện không ở Thái Lan.

Những người tuần hành đã bị chặn bởi hàng trăm cảnh sát không vũ trang với hàng rào kiểm soát đám đông. Các nhà lãnh đạo biểu tình tuyên bố chiến thắng sau khi giao cho cảnh sát một lá thư nêu chi tiết các yêu cầu của họ. Phakphong Phongphetra, người đứng đầu Sở cảnh sát Đô thành, cho biết trên một đoạn video phát đi từ hiện trường rằng bức thư sẽ được chuyển đến trụ sở cảnh sát để quyết định cách thức tiến hành tiếp theo.

“Chiến thắng lớn nhất của chúng ta trong hai ngày là cho thấy những người bình thường như chúng ta có thể gửi thư cho hoàng gia,” Parit “Penguin” Chiwarak nói với đám đông trước khi họ giải tán.

Tại cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm, hàng chục nghìn người hôm thứ Bảy đã cổ vũ các lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, kêu gọi phế truất thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu lãnh đạo quân đội, đồng thời soạn thảo hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử.

Ngay sau khi mặt trời mọc vào Chủ nhật, những người biểu tình đã gắn một tấm bảng gần Cung điện Hoàng gia ở Bangkok trong khu vực được gọi là Sanam Luang, hay Cánh đồng Hoàng gia.
Tấm bảng viết: “Tại nơi này, người dân đã bày tỏ ý muốn của họ: rằng đất nước này thuộc về nhân dân và không phải là tài sản của quốc vương như họ đã lừa dối chúng ta.”


Người phát ngôn chính phủ Anucha Burapachaisri cho biết cảnh sát sẽ không sử dụng bạo lực đối với những người biểu tình và việc xác định và truy tố bất kỳ phát ngôn bất hợp pháp nào là tùy thuộc vào cảnh sát.

Các nhà chức trách Bangkok sẽ cần xác định xem tấm bảng có phải là bất hợp pháp  và có cần phải gỡ bỏ hay không, phó cảnh sát trưởng Bangkok Piya Tawichai nói với các phóng viên.
Tấm bảng mới rất giống tấm bảng kỷ niệm sự kết thúc của chế độ quân chủ vào năm 1932, bị dỡ bỏ vào năm 2017, sau khi ông Vajiralongkorn lên ngôi.

Chính trị gia cánh hữu nổi tiếng Warong Dechgitvigrom cho rằng hành động của những người biểu tình là không phù hợp và rằng nhà vua đứng trên chính trị.

“Nó không đạt được bất cứ điều gì,” ông nói với Reuters. “Những hành động này  chống lại nhà vua, nhưng nhà vua không phải là đối thủ.”

Các nhà chức trách Thái Lan nói việc chỉ trích chế độ quân chủ là không thể chấp nhận được ở một đất nước mà nhà vua, theo hiến pháp, “ở vị trí được tôn kính”.

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
TPO - Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 - cho biết: "Với bốn trụ cột Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 hướng tới tìm kiếm những đại diện xuất sắc, hội tụ vẻ đẹp toàn diện về nhan sắc, trí tuệ, nền tảng văn hóa, tâm hồn và bản lĩnh”.