Một người em gái cùng cha khác mẹ với Hitler, được cho là một người phụ nữ cao tuổi sống tại vùng Hạ Áo, đã từ bỏ quyền lợi liên quan tới việc chăm sóc phần mộ cha mẹ và cho phép người ta mang bia mộ đi khỏi đây.
Một mục sư ở làng Leonding, gần thành phố Linz ở phía Bắc Áo, việc trông nom các ngôi mộ đã trở nên khó khăn do năm tháng trôi qua và bởi tình trạng tụ tập thường xuyên của những kẻ cảm thông với chủ nghĩa phát xít.
Nhưng vị mục sư nói rằng thi thể của cha Hitler, ông Alois, người qua đời hồi năm 1903, và mẹ đẻ Klara, người chết sau đó 4 năm, đã không bị khai quật. Ngôi nhà nơi gia đình Hitler từng sống cũng không bị phá hủy. Hitler đã sinh ở cách đó khoảng 100km vào năm 1889, trong một ngôi làng về sau được đổi tên thành Braunau am Inn.
Tuy nhiên gia đình ông ta đã chuyển tới sống ở Leonding, nơi ông Alois mua được một căn nhà. Phần mộ của ông bà thường xuyên thu hút sự chú ý của những kẻ ủng hộ phát xít và các nhóm chống cực đoan đã yêu cầu di dời phần mộ của họ. Bản thân Hitler được cho là chỉ thăm mộ cha mẹ mình có 1 hay 2 lần kể từ khi nắm quyền vào năm 1933. Năm ngoái, người ta còn để lại cạnh mộ họ một chiếc bình mang dòng chữ "UnvergeSSlich" - tiếng Đức có nghĩa "không thể nào quên" và chữ "SS", rõ ràng muốn nhắc tới một lực lượng trong quân đội phát xít.
Nhóm các nhà hoạt động chống phát xít có tên "Upper Austrian Network Against Fascism" đã hoan nghênh quyết định của chính quyền. "Vấn đề không phải là các ngôi mộ... nhưng chúng đã bị lạm dụng để trở thành điểm hành hương cho những kẻ quá khích," họ nói, ám chỉ tới phong trào cực hữu ở Đức và Áo.
Đây không phải là lần đầu việc các ngôi mộ trở thành điểm hành hương cho những kẻ cực đoan bị dỡ bỏ. Tháng 7 năm ngoái, thi hài Rudolf Hess viên phó một thời của Hitler, kẻ đã nhảy dù vào Anh hồi năm 1941 với ý định thương thuyết hòa bình khi chưa được ông trùm phát xít đồng ý, đã bị khai quật tại thị trấn Wunsiedel ở miền Nam Đức.
Thi hài của ông này lập tức bị thiêu hủy, tro rắc ra biển. Phần bia mộ đề dòng chữ "Ich hab's gewagt" ("Tôi đã dám làm") lập tức bị phá hủy. Hess đã được mai táng tại phần mộ ở nghĩa trang của nhà thờ Wunsiedel tại vùng Bavaria theo như ước nguyện, sau khi tự vẫn và qua đời tại nhà tù Spandau ở Tây Berlin vào năm 1987.
Tuy nhiên nơi yên nghỉ của ông đã trở thành điểm hành hương được những kẻ ủng hộ phát xít từ Đức. Ngày 17/8 mỗi năm (ngày chết của Hess), hàng trăm gã đầu trọc đã tuần hành tại thị trấn có 10.000 dân, cho tới khi lệnh cấm được ban hành hồi năm 2005. Cháu gái của Hess đã tới Wunsiedel và tổ chức các cuộc đàm với với hội đồng ở đây, đồng ý rằng phần mộ của ông này sẽ bị di dời. Nhà tù Spandau ở Tây Berlin cũng bị phá hủy sau khi ông này qua đời để tránh việc trở thành điểm hành hương của những kẻ cực hữu.