Bị suy thận - ăn như thế nào là hợp lý?

Người bị suy thận mạn nên ăn những đồ ăn ít protein như khoai, sắm, miến... Hình minh họa.
Người bị suy thận mạn nên ăn những đồ ăn ít protein như khoai, sắm, miến... Hình minh họa.
Suy thận mạn là hậu quả từ các bệnh mạn tính của thận như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận bẩm sinh và di truyền, bệnh thận do nhiễm độc chì,Suy thận mạn là hậu quả từ các bệnh mạn tính của thận như viêm cầu thận mạn tính, bệnh thận bẩm sinh và di truyền, bệnh thận do nhiễm độc chì, tăng huyết áp, do dùng một số thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh...

Suy thận mạn tính làm tăng nitơ phi protein máu (80% là urê) do giảm mức lọc cầu thận, làm tăng huyết áp do sản xuất ra nhiều renin, làm thiếu máu khó hồi phục do không sản xuất đủ erythropoietin để kích thích tuỷ xương sinh hồng cầu, làm giảm hấp thụ calci ở ruột (gây xốp xương), làm toan máu do không bài xuất được nhiều các acid cố định - sản phẩm của quá trình chuyển hoá và làm cơ thể bị ứ nước, phù nề do không bài xuất được natri...

Nói cách khác, thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi và sẽ dẫn đến hàng loạt những biến loạn về sinh hoá và lâm sàng của các cơ quan trong cơ thể. Lọc máu ngoài thận giúp đào thải chất độc nhưng cũng kéo theo những rối loạn làm mất cân bằng một số chất khác trong cơ thể. Để bù lại những mất mát và làm giảm được những chất cặn bã trong cơ thể, chế độ ăn uống cho người bị suy thận mạn là rất quan trọng. Chế độ ăn không thể thay thế cho thận nhân tạo được nhưng có thể làm cho khoảng cách giữa 2 lần lọc máu xa nhau và thời gian của mỗi lần ngắn lại.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống phải chú ý những điểm sau:

Hạn chế dùng chất đạm và chỉ dùng thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao có đủ các acid amin cần thiết như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn nạc, cá nạc.

Giàu năng lượng: người suy thận mạn thường chán ăn nên cố gắng đạt 35-40kcal/kg thể trọng/ngày. Thức ăn cung cấp năng lượng nên là các loại bột ít protein như các loại khoai, sắn, miến dong, đường mật, dầu mỡ. Không nên ăn nhiều gạo, mì vì có nhiều protein thực vật có giá trị sinh học thấp.

Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, ăn các loại thức ăn có nhiều sắt B12, B6, C, A, E. Nên dùng các loại quả ngọt, rau ít đạm, ít chua, giá đỗ.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan đủ calci, ít phosphat, ăn nhạt khi có phù (chỉ dùng 2-4g muối mỗi ngày), nước uống đầy đủ (tương đương với lượng nước tiểu là được), nếu có phù thì uống ít hơn.

Theo PGS.TS. Trần Đình Toán

Theo Sức khỏe đời sống
MỚI - NÓNG