Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới
Quá đắt hoặc nằm tách biệt so với thế giới là những lý do khiến những hòn đảo này được ít người tìm đến.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới

Quá đắt hoặc nằm tách biệt so với thế giới là những lý do khiến những hòn đảo này được ít người tìm đến.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 1


Đảo Thilafushi, Maldives

Quốc đảo nhỏ bé Maldives ở Ấn Độ Dương được xem là thiên đường du lịch với nước biển màu lam ngọc và những bãi cát trắng mịn. Tuy nhiên Thilafushi, một hòn đảo nhân tạo nhỏ cách thủ đô Male chỉ 7km lại khác hẳn.

Từ lâu, các khu nghỉ mát sang trọng trong khu vực xem hòn đảo này như thùng rác. Mỗi ngày, lượng rác đổ về Thilafushi lên đến hàng trăm tấn khiến nó vô cùng ô nhiễm. Hiện đảo Thilafushi chỉ cao hơn 1 mét so với mực nước biển.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 2

Sân bay quốc tế Hong Kong

Sân bay quốc tế Hong Kong mở cửa vào tháng 7 năm 1998 trên hòn đảo nhân tạo Chek Lap Kok. Phải mất 6 năm và tốn tới 20 tỷ USD để xây dựng công trình này giúp diện tích Hong Kong tăng 1%.

Đây là sân bay bận rộn thứ 3 thế giới, phục vụ 53 triệu hành khách năm 2011.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 3

Kamfers Dam, Nam Phi

Hòn đảo hình chữ S được xây dựng năm 2006 để làm nơi chú ẩn cho loài chim hồng hạc. Đây là 1 trong 6 nơi trên thế giới có loài chim này.

Có khoảng 20.000 con chim hồng hạc sống diện tích khoảng 400 ha. Sân chim này đang bị đe dọa bởi chất lượng nước suy giảm và lũ lụt.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 4

Kaze no To, Nhật Bản

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 5

Peberholm, Đan Mạch

Đây là đảo nhân tạo của Đan Mạch nằm trong Eo biển Oresund, phía nam đảo Saltholm. Đảo có chiều dài khoảng 4 km và có diện tích là 3 km2. Đảo Peberholm được xây dựng năm 1995 phục vụ việc xây dựng Cầu Oresund giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

Đảo được lập ra bằng các đất, cát, đá vv... đào lên làm đường hầm và chân cầu vv.. gồm có 1,6 triệu tấn đất và đá cộng với 6 triệu m3 cát. Người ta không gieo trồng thực vật trên đảo, mà để cho chúng tự sinh.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 6

Spiral, Mexio

Richard Rishi Sowa, một nhà hoạt động môi trường tại Mexico đã tự thiết kế và xây dựng một hòn đảo nổi nhân tạo cho riêng mình với sự trợ giúp của 100.000 chai nhựa.

Đảo Sprial có đường kính khoảng 20 mét, và trông không khác gì một khu resort thu nhỏ, với một ngôi nhà nhỏ, hàng dừa và bãi cát bao quanh 2 bể bơi nhỏ. Hòn đảo này quá nhỏ chỉ đủ vài người cư trú.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 7

Uros, Peru

Uros gồm một nhóm khoảng 43 đảo nhân tạo được làm thành từ các bãi sậy nổi. Người Uros ở Peru đã xây dựng riêng cho mình một quần đảo nổi trên mặt nước. Và bằng cách này những con người trầm lặng Uros đã thoát khỏi mối đe dọa từ những kẻ hiếu chiến. Mặc dù hàng thế kỉ đã trôi qua nhưng chỉ có người Uros định cư tại đây đây.

Ngoài ra thỉnh thoảng có du khách ghé thăm từ thành phố ven hồ Puno.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 8

Quần đảo nhân tạo khổng lồ mang tên “Thế giới” ở ngoài khơi Dubai

Được phát triển với các biệt thự và khách sạn nghỉ dưỡng sang trọng, được bán cho các triệu phú, quần đảo Thế giới gồm khoảng 300 hòn đảo với tổng diện tích từ 14-42 km2. Nhìn từ trên cao, quần đảo có hình dáng bản đồ thế giới với các châu lục.

Nhưng giờ đây, quần đảo Thế giới đang chìm dần xuống biển. Tất cả các đảo của Thế giới hiện vẫn chưa có người ở, ngoại trừ hòn đảo mang tên Greenland. Hầu hết các dự án phát triển tại Thế giới đã bị ngừng do cuộc khủng hoảng tài chính.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 9

Đảo nổi (Floating Island), Áo

Hòn đảo này do Nghệ sĩ Vito Acconci thiết kế nổi giữa sông Mur ở thành phố Graz, Áo. Trên hòn đảo này có một quán cà phê, hội trường, khu đi dạo dưới trăng. Tổng diện tích đảo khoảng 9905 mét vuông.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 10

Harbor Island, Seattle

Được xây dựng vào năm 1909, Habor Island là hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Đảo có diện tích 395 mẫu Anh, được làm từ 24 triệu mét khối đất nạo vét từ sông Duwamish. Hòn đảo này là nơi đặt các khu công nghiệp, trạm xe lửa và sân vận động Seattle.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 11

Odaiba, Nhật Bản

Odaiba là một hòn đảo nhân tạo trong Vịnh Tokyo, bên kia cầu Rainbow Bridge nổi tiếng. Ban đầu, vào giữa thế kỷ 19, người ta dùng khu đất lấn biển này để xây dựng hệ thống phòng thủ bảo vệ Tokyo.

Hiện nơi đây tập trung nhiều bảo tàng khoa học công nghệ, nhiều trung tâm nghiên cứu và giáo dục, nhiều tổ hợp truyền thông và trưng bày sản phẩm của các hãng chế tạo nổi tiếng (như Toyota, Panasonic...).

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 12

Umihotaru, Nhật Bản

Đảo nhân tạo Umihotaru nằm giữa vịnh Tokyo, từ đó quý khách có thể ngắm nhìn Tokyo, Thành phố Chiba và Yokohama.

Umihotaru là khu vui chơi giải trí ở Tokyo. Đây là điểm dừng chân nghỉ ngơi trên con đường ngầm dưới nước dài nhất Nhật Bản – công trình vĩ đại với tổng kinh phí 11,2 tỷ USD và mất 30 năm xây dựng mới hoàn thành.

Umihotaru thiết kế giống như một du thuyền khổng lồ trên biển với đầy đủ nhà hàng, cafe, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, giúp tài xế nghỉ ngơi và quên đi sự mệt mỏi trong đường hầm dài hun hút phía trước.

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 13

Đảo cây cọ, Dubai

Dự án xây dựng đảo Palm Jumeirah trị giá 14 tỷ USD. Đảo mang hình dáng của 2 cây cọ, góp phần khẳng định vị trí của Dubai là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới.

Quần đảo cây cọ có khoảng 60 khách sạn sang trọng, 4.000 vila cao cấp, hơn 5.000 căn hộ và nhiều nhà hàng, khu mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí khác. Tuy nhiên giá của nó khá đắt, chỉ có tầng lớp siêu thượng lưu mới có tiền tậu nhà tại đây

Bí mật về 14 hòn đảo nhân tạo ít người ở nhất thế giới ảnh 14

Amwaj Islands, Bahrain

Giống nhưu Palm Jumeriah, quần đảo Amwaj tại Bahrain chỉ dành cho giới thượng lưu. Nó được hoàn thành năm 2006, và tiêu tốn 1,5 tỷ USD.

Theo GDVN

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.