Bí ẩn người đàn bà hóa sáp

Bí ẩn người đàn bà hóa sáp
Bảo tàng lịch sử y học Mutter được biết đến là bảo tàng “giải phẫu”, lưu giữ các hồ sơ bệnh lý, thậm chí là các dị vật được lấy từ trong cơ thể của con người, nằm tại Philadelphia, Mỹ. Một trong những hiện vật đặc biệt nhất được trưng bày tại bảo tàng này là xác ướp một phụ nữ béo phì có biệt danh “Soap Lady” - người đàn bà hóa sáp giống như khối xà phòng.

Bí ẩn người đàn bà hóa sáp

Bảo tàng lịch sử y học Mutter được biết đến là bảo tàng “giải phẫu”, lưu giữ các hồ sơ bệnh lý, thậm chí là các dị vật được lấy từ trong cơ thể của con người, nằm tại Philadelphia, Mỹ. Một trong những hiện vật đặc biệt nhất được trưng bày tại bảo tàng này là xác ướp một phụ nữ béo phì có biệt danh “Soap Lady” - người đàn bà hóa sáp giống như khối xà phòng.

Bí ẩn người đàn bà hóa sáp ảnh 1
 

Xác ướp phát hiện tình cờ

“Soap Lady” là một trong những xác ướp mới được tìm thấy cuối thế kỷ 19 ở Philadelphia. Xác ướp này tình cờ được khai quật trong một dự án xây dựng vào năm 1875. Trong các quan tài chứa xác ướp ấy, họ đã phát hiện ra một điều bí ẩn thú vị, đó là một xác ướp có cơ thể béo đã được chuyển hóa thành một loại như xà phòng, giống chất sáp. Sau đó, giới chuyên khoa đã đặt cho nó cái tên “Soap Lady”. “Soap Lady” đã nằm trong tủ kính của Bảo tàng Mutter được hơn một thế kỷ.

Ngày 27-9-2001, tại Bảo tàng Mutter, người ta đã tiến hành chụp cắt lớp một thi thể kỳ lạ: xác ướp của một phụ nữ đã biến đổi gần như hoàn toàn thành chất sáp mỡ. Người đàn bà này là ai? Vì sao thân thể bà lại có thể hóa sáp?... Các nhà khoa học hy vọng sớm có câu trả lời từ thiết bị quét mới, máy scan CT.

Thí nghiệm chụp cắt lớp vào tháng 5-2008, lần đầu tiên “Soap Lady” được rời khỏi kệ trưng bày, kể từ năm 1874. Theo kết quả chụp X-quang của Giáo sư Gerald J. Conlogue chuyên chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Quinnipiac (Hamden) thì “Soap Lady” là một phụ nữ trẻ, có tuổi đời không quá 40 và chết không rõ nguyên nhân từ nửa đầu thế kỷ 19.

Ngày 8-5-1987, người ta đã chụp tia X-quang trên xác ướp này và phát hiện thấy có 7 cái ghim thẳng và 2 chiếc khuy 4 lỗ được sản xuất vào thế kỷ 19. 2 cái ghim thẳng được tìm thấy trên đầu, theo giả thiết, những chiếc ghim này gắn dây đeo cằm để giữ cho miệng ngậm chặt lại theo một nghi thức mai táng. 5 ghim thẳng còn lại được tìm thấy trên thi thể, có thể để gắn chặt tấm vải liệm. Họ cũng tìm thấy ở mỗi cổ tay có những mảnh quần áo mục nát của người đàn bà này. “Loại ghim này được sản xuất tại Anh lần đầu tiên vào năm 1824 và ở Hoa Kỳ năm 1838. Những chiếc khuy được sử dụng trong thế kỷ 19, và vị trí của chúng phù hợp với quần áo dài tay, phổ biến trong những năm 1820 và 1830. Từ đó cho thấy, cô ấy chết trong những năm 1830, chứ không phải trong những năm 1700 như giả định ban đầu” - Giáo sư Conlogue cho biết.

Người càng béo, càng dễ “xà phòng hoá”

Trở lại nghiên cứu về xác ướp người phụ nữ có tên “Soap Lady”, gần đây nhất, bằng máy chụp CT, các nhà khoa học đã quan sát thấy một số mô nội tạng. Họ hy vọng sẽ trả lời được nghi vấn hàng trăm năm nay: người này chết như thế nào? Và vì sao sau khi chết, xác của người đàn bà này lại “tự nhiên” hóa sáp. Gerald Conlogue, Giáo sư Đại học Quinnipiac và các cộng sự đang tìm kiếm một miếng vỏ quan tài được làm từ thứ chất xà phòng này bị rơi ra ngoài môi trường. Trong tự nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp vì quá trình “xà phòng hoá” phụ thuộc vào nhiều nhân tố, như độ ẩm, nhiệt độ, quần áo và hoạt động của vi khuẩn. Người càng béo, khả năng bị “xà phòng hoá” càng lớn.

Tương tự hiện tượng “xà phòng hóa” ở người trước đó cũng đã từng được ghi nhận ở thành phố Guanajuato, Mexico có một nghĩa địa lưu giữ 117 thi thể khô đét như được ướp, xác chết có niên đại gần đây nhất khoảng 140 năm. Những xác chết này không được ướp mà chôn cất bình thường. Nhưng do khí hậu ở đây rất khô và trong đất có rất nhiều chất khoáng, nên xác chôn không bị phân hủy mà teo quắt lại và rất rắn. Người dân lấy nơi đây để mai táng những ai không muốn trở về “cát bụi”. Hiện tượng này có thể giải thích đầy đủ là do khí hậu khô nóng, đất có nhiều khoáng chất là môi trường mà vi khuẩn không thể hoạt động được. Vì thế xác không bị phân hủy.

Theo lập luận của giới pháp y, khi người chết được chôn cất theo phương pháp địa táng truyền thống, nếu nhiệt độ, môi trường thuận lợi, các loại vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, trong đất sẽ sinh sôi rất nhanh và phần mềm của xác là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để chúng phát triển. Nơi chôn cất nhiều nước thì phần mềm càng tiêu biến nhanh. Tuy nhiên, nếu vùng đất mai táng ở một vùng đất có nhiều ion natri, kali, canxi, manhê, mangan, sunfat... ngoài việc có tác dụng sát khuẩn trong đất, các ion này ngấm vào thi thể và liên kết với chất glycerin, axít béo phân hủy từ mỡ để thành xà phòng gọi là hiện tượng “xà phòng hóa”.

Dựa vào các nghiên cứu khoa học này có thể suy đoán người đàn bà “Soap Lady” này được mai táng ở một vùng nào đó có chất nhiều các nguyên tố hóa học như trên. Khi được chôn cất ở một nơi như vậy đã xảy ra hiện tượng xác “xà phòng hóa” toàn bộ, nên cơ thể người đàn bà “Soap Lady” sau vài năm đã “tự nhiên” trở thành môi trường sát khuẩn hữu hiệu. Da xác có màu vàng, cứng, khó cắt, mùi khó chịu. Vai trò phân hủy phần mềm rất cần thiết và duy nhất chỉ có vi khuẩn làm được đã không còn ý nghĩa. Vì thế sau hơn một trăm năm, xác của người đàn bà ấy được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn, khô đét lại, trông giống như một khối xà phòng khổng lồ.

Theo Quỳnh My
An ninh thủ đô,Wordpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG