Bệnh viện đột quỵ đầu tiên ở miền Tây có ca nô cấp cứu

Mỗi năm khu vực 13 tỉnh miền Tây có hơn 10 nghìn bệnh nhân bị đột quỵ, hầu như trong số này phải chuyển lên TPHCM điều trị
Mỗi năm khu vực 13 tỉnh miền Tây có hơn 10 nghìn bệnh nhân bị đột quỵ, hầu như trong số này phải chuyển lên TPHCM điều trị
TPO - Sau khi đi vào hoạt động vào tháng 11 năm nay, Bệnh viện đột quỵ tim mạch Cần Thơ đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa 3 ca nô vào cấp cứu cho bệnh nhân.

Ngày 28/10, TS- BS Trần Chí Cường- Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM đồng thời là chủ đầu tư bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ cho biết bệnh viện sẽ đi vào hoạt động vào tháng 11/2018. “Sau khi đi vào hoạt động, chúng tôi đầu tư mua 3 ca nô để cấp cứu bằng đường thuỷ cho các bệnh nhân trong khu vực miền Tây”- bác sĩ Cường nói. Người đứng đầu bệnh viện đồng thời cho biết, việc đầu tư ca nô cấp cứu bệnh nhân đột quỵ và tim mạch đã được tính toán kỹ, bởi không chỉ Cần Thơ mà các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình sông nước chằng chịt, việc cấp cứu đường sông bằng ca nô sẽ giúp bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện kịp thời, nhất là các trường hợp bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Bệnh viện đột quỵ đầu tiên ở miền Tây có ca nô cấp cứu ảnh 1 Tháng 11 này BV đột quỵ tim mach Cần Thơ đi vào hoạt động. Lần đầu tiên miền Tây có bệnh viện chuyên sâu về đột quỵ và bệnh viện đầu tiên dùng ca nô cấp cứu cho bệnh nhân

Trước đó, đầu năm 2017, Bệnh viện đột quỵ và tim mạch Cần Thơ được khởi công xây dựng trên diện tích 4.000m2, với 300 giường nội trú, tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện chuyên sâu đột quỵ và tim mạch đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. “Khi bệnh viện đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ tạo điều kiện điều trị cho cả người giàu, người nghèo và cả các đối tượng không có tiền”- TS.BS Trần Chí Cường- Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM chia sẻ.

Bệnh viện đột quỵ đầu tiên ở miền Tây có ca nô cấp cứu ảnh 2 TS Trần Chí Cường- Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM cam kết sẽ điều trị cho cả bệnh nhân không có tiền và mở Trung tâm đào tạo bác sĩ chuyên sâu về đột quỵ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ, cướp sinh mạng của gần 100 nghìn người. Trong đó, khu vực miền Tây chiếm khoảng 10.000 trường hợp mắc.  Tuy nhiên, nhiều năm nay, khả năng can thiệp nội mạch cấp cứu đột quỵ tại các bệnh viện khu vực miền Tây còn hạn chế trong khi bệnh nhân đột quỵ phải chuyển lên TPHCM điều trị lại đến muộn sau 6 giờ vàng vì giao thông đi lại khó khăn.

Khi đi vào hoạt động, bệnh viện này sẽ mở Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, thực hành chuyên sâu cho các bệnh viện trong và ngoài nước có nhu cầu, là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế nghiên cứu khoa học cho khu vực.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.