Bác sĩ giải đáp bệnh tiểu đường có chữa được không
Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh tiểu đường luôn nằm trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Đây chính là lý do khiến nhiều người mắc bệnh luôn tìm kiếm các phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Theo BS Nguyễn Huy Cường (nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường bệnh viện Nội tiết Trung ương), thực tế có rất nhiều cách điều trị tiểu đường tuy nhiên chưa có phương pháp nào chữa dứt điểm được căn bệnh này. Hầu hết các phương pháp hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và hạn chế các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra như suy thận, mù lòa, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Chỉ trong trường hợp tiểu đường giai đoạn đầu, mới mắc (tiền tiểu đường), người bệnh mới có cơ hội chữa khỏi bằng việc thay đổi chế độ ăn, tập thể dục hay dùng thuốc, thảo dược.
Bệnh tiểu đường có thể chữa được nhưng khó khỏi hoàn toàn |
Giải thích về lý do bệnh tiểu đường khó chữa khỏi hoàn toàn, BS Huy Cường cho biết, với tiểu đường type 1, tuyến tụy không còn khả năng tiết insulin. Việc tiêm insulin không phục hồi được tuyến tụy, còn những phương pháp mới như cấy ghép tế bào gốc hay ghép tụy có nhiều triển vọng hơn cũng chưa thành công hoàn toàn.
Ví dụ sau cấy ghép tuyến tụy, 100% người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời, 20 - 30% người bệnh phải tiêm insulin trở lại, 10% - 25% tuyến tụy được cấy ghép ngừng hoạt động sau 3 năm. Đó là chưa kể đến nguồn tuyến tụy hiện nay rất khan hiếm, quá trình phẫu thuật nhiều rủi ro.
Với bệnh tiểu đường type 2, nguyên nhân gây bệnh còn phức tạp hơn tiểu đường tuýp 1. Ngoài đề kháng insulin hay tuyến tụy giảm tiết insulin, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều gen liên quan đến căn bệnh này. Muốn chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2, chúng ta cần sửa chữa được các gen này nhưng các phương pháp hiện nay không tác động vào gen được.
Mặc dù vậy BS Huy Cường vẫn khẳng định, người tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bằng cách giữ tâm lý lạc quan và tích cực điều trị ngay từ khi chẩn đoán.
Các cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà tốt nhất
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh tiểu đường như dùng thuốc, thảo dược hay thay đổi lối sống. Theo BS Huy Cường, người bệnh nên kết hợp các giải pháp này để đạt được hiệu quả tốt nhất và giảm bớt tác dụng không mong muốn của Tây Y.
Thay đổi lối sống lành mạnh
Ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường, thay đổi lối sống luôn là một trong các “chìa khóa” giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn bệnh tiến triển tốt hơn. Cụ thể, người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 cần:
1. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho người tiểu đường, ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…), tăng cường rau xanh, trái cây, các loại đạm tốt từ cá,
2. Chế biến thức ăn đúng cách: Thức ăn càng nhuyễn nhừ càng dễ tăng đường huyết. Vì vậy, khi chế biến, bạn cần phải làm thức ăn “khó tiêu” hơn, thay vì nấu cháo trắng hãy nấu cháo với các loại đỗ hay ăn trái cây nguyên quả thay cho nước ép.
3. Ăn đúng cách: Ăn vào thời gian cố định để giúp cơ thể có “thói quen” tiết insulin đúng giờ, ăn theo thứ tự rau → thịt → cơm, ăn không quá no, quá đói và tuân theo nguyên tắc đĩa ăn.
Nguyên tắc đĩa ăn cho người tiểu đường |
4. Tăng cường vận động: Người bệnh tiểu đường nên tập ít nhất 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần với các bài tập vừa sức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và xen kẽ nhiều dạng bài tập. Điều này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn làm giảm vòng eo (vòng eo càng lớn, đường huyết càng khó giảm)
5. Giảm căng thẳng: Căng thẳng, stress là một trong các nguyên nhân khiến đường huyết tăng giảm thất thường và thúc đẩy biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm. Do đó bạn cần giữ tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc kết hợp với các biện pháp có tác dụng thư giãn như thiền, nghe nhạc, đọc sách…
Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định
Người tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải tiêm insulin hàng ngày. Tuy nhiên với người tiểu đường tuýp 2, bác sĩ sẽ ưu tiên kê đơn các loại thuốc uống đặc trị để điều trị tiểu đường.
Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng cách bác sĩ hướng dẫn. Đặc biệt lưu ý tái khám định kỳ 1 tháng/lần với người mới mắc, đường huyết cao, 3 tháng/lần với người đường huyết ổn định để điều chỉnh liều thuốc.
Bởi bệnh tiểu đường luôn tiến triển theo thời gian trong khi hiệu quả của thuốc có giới hạn. Người bệnh không thể tăng quá liều tối đa vì có thể gây tác dụng phụ. Khi này, bác sĩ bắt buộc phải thăm khám lại, kết hợp thêm thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Bổ sung thảo dược thiên nhiên
Sử dụng thảo dược giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh tiểu đường |
Cùng với thuốc Tây y, sử dụng thảo dược như Hoài Sơn, Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu… được đánh giá là giải pháp hỗ trợ người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đặc biệt việc kết hợp bộ tứ thảo dược này còn hỗ trợ cải thiện các biến chứng (tê bì chân tay, mờ mắt, khô ngứa da…), hỗ trợ giảm nguy cơ nhờn thuốc, từ đó trì hoãn việc tăng liều thuốc Tây.
Thay vì phải đun sắc phức tạp mà không tận dụng hết được các tinh chất có lợi, người bệnh tiểu đường có thể tìm thấy 4 thảo dược này trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Đây là một sản phẩm đã và đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao cũng như người sử dụng cho hiệu quả tốt.
Chia sẻ về TPBVSK Hộ Tạng Đường, bà Vũ Thị Thanh Luyên (Miếu Hai Xã, Hải Phòng) cho biết: “Từ ngày dùng sản phẩm này tôi thấy người khỏe hơn, đường huyết ổn định, nhất là các biểu hiện như đau ngón chân cái, ngứa bàn chân cải thiện rất rõ. Tôi bị bệnh tiểu đường nhiều năm, lại còn từng can thiệp tim mạch nhưng giờ tôi cảm thấy mình như người khỏe mạnh bình thường”.
Tóm lại, lời giải cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có chữa được không?” là có. Mặc dù y học chưa thể điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng nếu tuân thủ điều trị, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và có tuổi thọ gần như người bình thường. Nếu có băn khoăn về bệnh tiểu đường, bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0936.057.996 để được tư vấn.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.