Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Trưởng Khoa Chăm sóc bàn chân- Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết trong những ngày vừa qua, khoa đều tiếp nhận lượng bệnh nhân đông hơn hẳn so với ngày thường cũng như so với thời điểm này của các năm vừa qua. Đặc biệt, sự gia tăng các ca nhập viện do biến chứng bàn chân tăng nặng là rất đáng báo động, với nguy cơ cắt cụt chi là rất cao.
Nguyên nhân là do những ngày Tết, người dân mải lo Tết nên dẫu có bệnh cũng cố chờ đến sau Tết mới đi khám. Bên cạnh đó, do thói quen sinh hoạt, tập luyện đảo lộn, tâm lý vui chơi hết mình trong ngày Tết khiến nhiều bệnh nhân hết Tết cũng… “lao đao”.
Tại khoa Điều trị Tích cực, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu do các biến chứng về đái tháo đường tăng mạnh. Chỉ trong tuần đầu làm việc sau Tết nhưng phần lớn giường bệnh của khoa đã kín bệnh nhân, trong khi số bệnh nhân từ các nơi khác vẫn tiếp tục được chuyển về. Phần lớn đều là những ca rất nặng với các biến chứng nghiêm trọng, các biến chứng về gan thận, nhiễm trùng, đặc biệt các biến chứng hoại tử chi, có khả năng phải cắt bỏ.
Theo các BS, nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân cho rằng, do tâm lý kiêng khám bệnh trong Tết nên cố gắng giữ ở nhà. Hơn nữa, Tết là dịp sum họp nên đôi khi việc ăn uống, thói quen uống – tiêm thuốc bị đảo lộn, thời gian nghỉ kéo dài, không kịp thời đến viện để điều trị, thêm vào đó các va chạm giao thông cũng xảy ra thường xuyên dễ ảnh hưởng xấu đén các bệnh nhân vốn đang có những biến chứng của đái tháo đường.
Vì vậy, các bác sĩ cảnh báo người bệnh vẫn cần duy trì thói quen uống thuốc và tập luyện để tình trạng bệnh không tiến triển theo chiều hướng xấu kể cả vào các dịp lễ Tết. Đặc biệt, không được sử dụng các bài thuốc gia truyền, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng...
Lưu ý, việc chườm nóng, dùng nhiệt điều trị chứng tê bì cần hết sức thận trọng và được kiểm soát. Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.
4. Đói và mệt mỏi
Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.
Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.
Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là dấu hiệu mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.