Vào một buổi sáng chủ nhật của tháng 3, hàng tá chiếc xe hơi đỗ dọc theo bức tường cao gần 2m. Bức tường được xây dựng xung quanh khu bất động sản rộng lớn của Mark Zuckerberg ở góc Đông Bắc đảo Kauai, một hòn đảo nhỏ, hẻo lánh thuộc Hawaii với khoảng 70,000 cư dân.
Một tấm biển xanh với dòng chữ “Tài sản tư nhân, vui lòng không xâm phạm” được đặt trên cánh cổng vốn thường đóng kín, nay đã được mở ra. Bức tường đá nham thạch được xây dựng bởi Mark Zuckerberg vào năm 2016 là nguồn cơn sự giận dữ của một số người sống quanh đó. Được xây dựng cả dặm từ phía bở biển, trải dài trên khối bất động sản rộng lớn, bức tường đã khiến nhiều người không thể nhìn thấy biển từ phía đại lộ.
Hàng tá chiếc xe hơi đỗ dọc bức tường đá nham thạch cao 2m, bao quanh khu bất động sản của nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg.
Tấm biển xanh với dòng chữ "Tài sản tư nhân, vui lòng không xâm phạm" phía trên cánh cổng.
(Ảnh: The Guardian)
Zuckerberg và vợ của mình, Priscilla Chan đã mua được hơn 283 ha đất trên đảo Kauai năm 2014 với giá hơn 100 triệu USD. Năm 2018, CEO Facebook đã mua thêm 36 ha với giá 45,3 triệu USD. Khối bất động sản của ông trải dài cả dặm trên một đồn điền mía cũ, nơi có nhiều dòng suối chảy ra phía biển, chạm qua những thung lũng và xuyên qua những cánh đồng cỏ chăn thả gia súc.
Tuy nhiên, khối bất động sản của nhà sáng lập Facebook vẫn còn nhiều điểm khuyết bởi những lô đất nhỏ, thuộc sở hữu của các gia đình bản địa, mang tên là đất Kuleana. Ông hi vọng, góc đảo Kauai này sẽ là một ốc đảo của riêng mình và trong nhiều năm qua vùng đất ông sở hữu đã tạo ra nhiều xung đột trong cộng đồng.
Cuộc chiến của những người thừa kế
Khi nguyên đơn bắt đầu những thủ tục pháp lý để xác định quyền sở hữu bất động sản, người đồng sở hữu chỉ có thể dừng lại nếu họ đưa ra được một thỏa thuận. Nếu không, thẩm phán sẽ đưa tất cả các cổ phần ra đấu giá công khai, buộc những người thừa kế phải bán lại và cuộc chiến này sẽ rất tốn kém.
Những chiếc xe đi vào bên trong bức tường đá của Zuckerberg.
Những ngôi nhà di động và xe hơi cũ nằm trên đất Kuleana, nơi nhìn ra khu vực biển phía trước khối bất động sản của Mark Zuckerberg.
Để phục vụ cho cuộc đấu giá ngày 22 tháng 3, một cánh cổng của Zuckerberg được mở ra. Đám đông đến thăm quan khu bất động sản bao gồm những người dân Hawaii, cư dân ở đảo Kauai, luật sư, nhà báo và cả các nhân viên của Zuckerberg.
Trên lý thuyết, mọi người đến đây để quyết định có trả giá trong cuộc đấu giá sắp tới. Nhưng thực tế, có rất nhiều người muốn nhìn vào phía trong khối bất động sản của một trong những người giàu nhất thế giới, nơi được bao phủ bởi bức tường khổng lồ.
Một cảnh về khu bất động sản Kauai của Mark Zuckerberg với những biển báo xanh.
(Ảnh: The Guardian)
Những chiếc xe UTV đi vào khu vực bất động sản của Mark Zuckerberg, dưới hình thức chỉ đạo của tòa án. Chuyến đi được điều hành bởi một người quản lý trang trại và ba trợ lý.
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về vùng đất này đã tạo ra nhiều sự phẫn nộ, vì vậy có rất nhiều người tới đây để nghiên cứu và ghi danh vào đơn khiếu nại. Cô Kaiulani Mahuka, phát thanh viên của Kauai Radio cho rằng đây là một "tội ác chiến tranh" nếu bắt họ bán đi những mảnh đất này.
Vào những năm 1850, những người Hawaii đã được phân bổ đến các vùng đất Kuleana để sống và làm việc tại đây. Trước đó, người dân bản địa không hề có khái niệm về sở hữu đất mà đều coi là vùng đất chung. Các vùng đất Kuleana sẽ được truyền lại cho con cháu hoặc những người được cấp quyền mãi mãi.
Cuối năm 2016, Zuckerberg đã thông qua sở hữu trung gian, mua lại những mảnh đất nổi bật trong khu vực bất động sản của mình. Những tin tức nổ ra cho rằng ông ta sử dụng những công ty giả để tạo ra những cuộc chiến pháp lý chống lại những người không bán đất của họ, đã tạo ra một cuộc phản đối của cộng đồng.
Phần lớn vùng đất trước đây là một đồn điền mía, bây giờ được sử dụng để chăn thả gia súc.
Mark Zuckerberg đã công khai xin lỗi và hứa sẽ từ bỏ những cuộc tố tụng này. Tuy nhiên, đối với nhiều người đây được coi là một cuộc sắp đặt, bà Mahuka cho rằng “Zuckerberg sẽ mua lại những mảnh đất này vì ông ta thực sự muốn nó.”
Đường bờ biển dài hai dặm trước khu đất của Zuckerberg bao gồm những bãi biển cát trắng. Khối bất động sản của ông nằm phía trên bờ biển và xuyên qua những bãi biển nguyên sơ được bảo vệ bởi những rạn đá ngầm.
Bãi biển hoang sơ Pila'a là một trong số những bãi biển giáp ranh với khu bất động sản của nhà sáng lập Facebook.
Một biển báo sở hữu tư nhân bên bờ biển.
Chủ tịch hội đồng quận Kauai Felicia Cowden nói rằng cô ấy sống cách khối bất động sản của Zuckerberg một dặm và trước năm 2014, cô ấy có thể lái xe đến bãi biển thông qua đất liền bởi cô là người quen của những hàng xóm quanh đó. Tuy nhiên, bây giờ đất hầu hết đã thuộc về Zuckerberg, vì vậy sẽ không có cơ hội để tiếp cận bãi biển cách đó hàng dặm.
Ở Hawaii, người dân đều có quyền tự do vào các bãi biển, thay vì sở hữu đất, họ quản lý cho cộng đồng và để lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, giờ đây thật khó để có thể đến các bãi biển phía trước khu bất động sản của Zuckerberg.