> Sập dầm cầu cạn Pháp Vân là do thi công ẩu ?
Cầu dẫn bằng sắt dài khoảng 20m, nặng hàng chục tấn, một đầu gác trên poton, còn đầu lên bờ đã vừa rơi xuống sông.
Ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Đảng ủy xã An Thạnh Nhất, cho biết bến phà xây dựng xong vào năm 2009, tốn 40 tỷ đồng, nhưng cũng bỏ hoang từ đó.
“Xây xong, đơn vị thi công rút đi thì toàn bộ khu vực bến phà gồm đường dẫn đổ nhựa rộng khoảng 20m, cổng chào, nhà thu phí, nhà chờ…đều bị bỏ hoang, không có người trông nom nên tất cả bị xuống cấp, hư hỏng”, ông Tâm nói.
Phía bờ An Thạnh Nhất, ngoài cầu dẫn sập xuống, thì nhà thu phí cũng chìm trong cỏ hoang, còn nhà chờ đầy rác, toàn bộ hệ thống đèn bị tháo mất, cửa sắt chỏng trơ.
Phía bờ thị trấn Đại Ngãi còn thê thảm hơn, cổng chào hoen ố; khu nhà hai tầng bị nứt tường, sụp nền; dãy nhà 5 phòng tường bị nứt toác những vệt dài, có nguy cơ sập bất cứ lúc nào; nhà chờ đầy rác; nhà thu phí cũng hư hỏng nặng.
Ông Nguyễn Văn Thành, một người dân địa phương, cho biết lâu lâu thấy có người ở đâu chạy xe đảo qua một vòng nhìn ngó, rồi lại chạy đi.
Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng cho biết, bến phà không thuộc sự quản lý của ngành GTVT tỉnh Sóc Trăng.
Hỏi những người ở địa phương cũng không ai biết chủ nhân của bến phà quy mô này là ai. Theo dòng chữ đề trên cổng chào thì bến phà này thuộc Khu quản lý đường bộ VII-cụm phà Vàm Cống (Cục Đường bộ Việt Nam).
Lý do vì sao bến phà xây dựng rất tốn kém mà để hoang, Bí thư xã Nguyễn Thành Tâm nói: “Theo chúng tôi được biết, bến phà này phục vụ việc đi lại trên Quốc lộ 60 nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nhưng do đường chưa xong, nên phà chưa hoạt động”.