Bắt sinh viên mặc đồng phục cả tuần, cấm cạo trọc đầu: Cực đoan?

Dự thảo cấm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lấy ý kiến sinh viên không được đi dép cao gót, hạn chế mặc quần chất liệu jeans và nhung. Ảnh minh họa
Dự thảo cấm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lấy ý kiến sinh viên không được đi dép cao gót, hạn chế mặc quần chất liệu jeans và nhung. Ảnh minh họa
TPO - Nội quy mới ban hành của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM yêu cầu sinh viên mặc đồng phục suốt cả tuần, cấm cạo trọc đầu... đang dấy lên nhiều ý kiến tranh luận.

Bắt buộc sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường, không được cạo trọc đầu là những nội dung trong quyết định về việc ban hành nội quy học đường mà Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM  ban hành ngày 21/11 đang dấy lên tranh luận.

Cụ thể, nội quy học đường quy định sinh viên phải mặc đồng phục (áo đồng phục trường hoặc áo khoa) và đeo thẻ sinh viên khi đến trường học tập hoặc liên hệ làm việc với các bộ phận chức năng trong trường.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần có quần áo sạch sẽ, chỉnh tề, đầu tóc nam nữ phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Đặc biệt là sinh viên không được cạo đầu trọc (trừ trường hợp đang điều trị bệnh hoặc nhà tu hành đang theo học, sinh viên nam không để tóc dài...).

Về vấn đề này, trên HUFI Confession (trang riêng tư của sinh viên tự lập trên Facebook), một sinh viên lập luận: đầu tiên em không biết liệu đã có cuộc khảo sát, tham khảo, lắng nghe ý kiến sinh viên trước khi ra quyết định này chưa hay chỉ là tự các giảng viên với trường đơn phương quyết định?

Theo sinh viên này, nếu là đơn phương thì em thấy nó vô cùng bất công đối với sinh viên và em cảm thấy mình hoàn toàn không có quyền dân chủ hay là tự do nào cả.

Cũng theo sinh viên này, vấn đề lớn nhất đó chính là vấn đề đồng phục. Việc mỗi trường có 1 đồng phục riêng và "mong muốn" sinh viên mặc để nhiều người biết đến trường em hoàn toàn không phản đối.

“Em phản đối với việc bắt mặc đồng phục nguyên tuần vì em nghĩ  chúng em đã là sinh viên rồi, tụi em có nhu cầu mặc đẹp. Chúng em đã là sinh viên đại học chứ không phải học sinh cấp 2, cấp 3 mà bắt tụi em mặc đồng phục ạ. Nếu bắt tụi em mặc 1,2 ngày cố định trong tuần thì tụi em hoàn toàn có thể tuân thủ thế nhưng như thế này làm sao có thể?”- sinh viên này nêu quan điểm

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã đăng tải trên website của trường dự thảo nội quy học đường để lấy ý kiến (ý kiến trước ngày 14/6/2019). Theo đó, sinh viên không được đi dép cao gót, hạn chế mặc quần chất liệu jeans và nhung.

Nội quy này nếu được thông qua sẽ thay thế cho nội dung được ban hành từ năm 2008 để phù hợp với các hoạt động sinh viên trường trong giai đoạn hiện nay.

Điều đáng nói, quy định sinh viên không mang dép cao gót đã được Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đưa vào nội quy học đường từ năm 2008. Ngay thời điểm đó, sau khi ban hành quy định này cũng có nhiều ý kiến xôn xao từ phía sinh viên. Nhưng sau 10 năm áp dụng, quy định này lại tiếp tục được đưa vào dự thảo của nội quy mới.

Quy định ở đại học sẽ không phù hợp, cực đoan?

Về vấn đề đồng phục, Thạc sĩ Võ Thị Kim Hiệp, giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng, việc mặc đồng phục suốt cả tuần thực ra giống như ở cấp THPT nhưng với lứa tuổi và cấp học đại học thì không phù hợp.

Theo Ths Kim Hiệp, việc mặc đồng phục nên quy định một tuần mặc 2 ngày thôi để duy trì và tôn tạo truyền thống của trường. Chứ quy định mặc hết tuần thì gò bó và bất tiện cho sinh viên. Vi có những sinh viên ngoài việc học còn có thể đi làm thêm đe cải thiện thu nhập và trải nghiệm.

Còn về cấm sinh viên cạo trọc đầu, Ths Hiệp cho rằng cũng cực đoan nhưng theo giáo viên này, cô cũng không khuyến khích sinh viên cạo trọc đầu mà nên chăng nhà trường đua ra giải pháp khuyến khích sinh viên cắt tóc ngắn đẹp gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và trường học.

Ths Hiệp cho rằng, nhà trường nên khuyến khích sinh viên nhìn nhận thực tế những nghề nghiệp mình đang theo học nên cần có phong cách tóc, quần áo phù hợp với nghề mình đã chọn: “không nên làm điều sốc để gây sự chú ý hay tỏ vẻ cá biệt khác người những điều này cũng không phù hợp với trường đại học công nghiệp mà dành cho các trường nghệ thuật, tạo mẫu”.

Cũng theo vị giáo viên này, chính ở trường cô dạy, mọi năm có quy định bắt sinh viên mặc đồng phục cả tuần nhưng năm nay hiệu trưởng cho mặc đồng phục lớp ngày thứ 6. Đặt tên là ngày thứ 6 vui vẻ. Điều này cũng tạo cho học sinh thoải mái có động lực học tập.

Cô Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên dạy Văn trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, đây là quy định cho sinh viên chứ không phải là cho học sinh.

Cô Thủy cho rằng, bắt sinh viên mặc đồng phục cả tuần cũng khiến sinh viên bọ bò gó. Mặc khác, các em đủ tuổi để chịu tránh nhiệm về bản thân rồi thì quy định như vậy lại làm mất dân chủ, vì sinh viên có cá tính, quan điểm và nhu cầu thẩm mỹ rồi.

"Quy định nên là yêu cầu sinh viên mặc 1,2 ngày trong tuần thì sẽ hợp lý hơn"- Cô Thủy nêu quan điểm

Quy định để không có khoảng cách giàu nghèo!

Trả lời về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết từ lâu theo quan điểm chung của trường, cần mặc đồng phục để nhận diện thương hiệu. Sinh viên chỉ bị bắt buộc mặc áo đồng phục của trường, còn có thể mặc quần, váy... tùy từng người.

Cũng theo ông Hoàn, quan trọng nhất là trường quy định điều này để không có khoảng cách giàu nghèo trong học sinh, sinh viên. Điều kiện của sinh viên không phải ai cũng giống nhau. Mặc đồng phục đến lớp ai cũng như ai. Sinh viên cũng không phải ai cũng có nhận thức về ăn mặc, mặc đồng phục là tốt nhất.

Ông Hoàn cho rằng, việc cạo đầu trọc, nhuộm xanh đỏ, nam để tóc dài... đúng là những điều cấm mà trường quy định đối với sinh viên. Lãnh đạo trường quan niệm rằng ngoại hình như vậy có phần không phù hợp với một sinh viên học trên giảng đường.

Đ.H (tổng hợp)

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.