Bật mí 'cuộc sống' địa ngục trên sao Kim: Hy vọng tìm thấy sự sống 'tan thành mây khói'

0:00 / 0:00
0:00
Các nhà khoa học phát hiện không có đủ nước trong các đám mây của sao Kim để hỗ trợ cho sự sống.
Các nhà khoa học phát hiện không có đủ nước trong các đám mây của sao Kim để hỗ trợ cho sự sống.
TPO - Các nhà nghiên cứu vừa công bố tin xấu liên quan đến sao Kim. Họ cho biết, các đám mây trên sao Kim không chứa đủ nước để duy trì sự sống cho ngay cả những sinh vật có khả năng thích nghi để tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất.

Điều này đã đập tan hy vọng về việc tìm thấy sự sống trên sao Kim, theo Daily Mail.

Các nhà khoa học tại Đại học Queens ở Belfast (Vương quốc Anh) đã đi đến kết luận đáng buồn rằng, sự sống không thể tồn tại trên sao Kim sau khi đo hoạt độ nước trên "hành tinh địa ngục này. Phát hiện của họ được đăng trên tạp chí Nature Astronomy.

Theo đó, hoạt độ nước (Aw) được xác định như là tỷ lệ giữa áp suất bay hơi của nước trong vật chất chia cho áp suất bay hơi của nước tinh khiết ở cùng điều kiện nhiệt độ.

Chỉ số này là thước đo mức độ nước mà các sinh vật sống tiếp cận được, cụ thể là vi sinh vật.

Thông thường, hoạt độ nước được sử dụng để đánh giá tính bền vững của thực phẩm. Ví dụ, "độ ẩm" của thực phẩm tăng lên thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh nhân lên khiến thời hạn sử dụng giảm đi. Hoạt độ của nước cũng có thể được sử dụng như một tiêu chí cho khả năng tồn tại sự sống trong môi trường.

Bật mí 'cuộc sống' địa ngục trên sao Kim: Hy vọng tìm thấy sự sống 'tan thành mây khói' ảnh 1

Hy vọng tìm thấy sự sống trên sao Kim đã 'tan thành mây khói'.

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ các chỉ số đo được của các tàu thăm dò liên hành tinh và xác định hoạt độ của nước trong bầu khí quyển của sao Kim, nơi phần lớn các đám mây là các giọt axit sunfuric.

Kết quả cho thấy chỉ số đó thấp hơn hoặc bằng 0,004, trong khi giới hạn tối thiểu các sinh vật ái cực (sinh vật sinh trưởng trong điều kiện vật lý hay địa hóa học khắc nghiệt đến nỗi có thể dễ dàng gây hại cho đa phần sự sống trên Trái Đất) mà khoa học đã biết đến tính đến nay có thể tồn tại được là 0,585.

Nói cách khác, lượng nước có sẵn trong bầu khí quyển của Sao Kim ít hơn 100 lần so với lượng nước cần thiết cho bất kỳ sinh vật nào để tồn tại.

Sao Kim là hành tinh có kích thước tương đương Trái đất, nhưng có nhiệt độ bề mặt khoảng 464 độ C và áp suất gấp 92 lần so với hành tinh Xanh của chúng ta. Các nhà khoa học tin rằng, sao Kim chỉ có khả năng có thể sinh sống được cách đây 700 triệu năm. Nhưng ngày này, sao Kim chỉ là một thế giới cực nóng, áp suất khí quyển cực cao và các đám mây axit ăn mòn.

Những dữ liệu này đã bác bỏ giả thiết trên sao Kim hiện có thể tồn tại các vi sinh vật do mức phosphine bất thường được phát hiện vào năm 2019 trên hành tinh này.

Khi đó một nhóm các nhà khoa học đã bỏ sót không tính đến lượng sulfur đioxit trong bầu khí quyển của sao Kim, và cho rằng tín hiệu vô tuyến mạnh mẽ đặc trưng ở tần số 266,94 gigahertz tạo ra phosphine với một lượng lớn đến mức có thể nhận định là nó được hình thành do hoạt động của các sinh vật sống. Sự bất thường này sau đó đã được các nhà nghiên cứu khác thừa nhận là sai lầm.

Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ John E Hallsworth tại Trường Khoa học Sinh học, Đại học Queen Belfast chia sẻ: "Nó (hoạt độ của nước) gần như ở dưới cùng của thang đo và đây là một khoảng cách không thể cứu vãn so với những gì sinh vật sống cần để tồn tại".

Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.