Lợi thế và tiềm năng phát triển bất động sản ven biển tại Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ Châu Âu, Châu Mỹ. Khí hậu nắng ấm quanh năm và những bãi biển xanh mát đã biến những địa điểm như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) hoặc Phú Quốc (Việt Nam) thành thiên đường nghỉ dưỡng thu hút du khách. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á đã tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017[1], một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng và sức hút ở khu vực này.
Du lịch phát triển kéo theo nhu cầu lưu trú gia tăng. Điều này dẫn đến xu hướng đầu tư bất động sản cũng tăng theo, đặc biệt là bất động sản ven biển. Ngày càng có nhiều chủ đầu tư tầm cỡ từ các châu lục khác để ý đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đông Nam Á. “Ngành Du lịch thu hút vốn đầu tư 48,8 tỷ USD năm 2017. Ước tính tăng 5,4% trong năm 2018, và tăng lên đến 86,8 tỷ USD trong vòng 10 năm tới” – theo Nghiên cứu về tác động Kinh tế năm 2018 (Economic Impact Research Southeast Asia 2018) của Hội đồng Du lịch Thế Giới (World Travel & Tourism Council) [2]. Khi Đông Nam Á đang vươn mình trở thành tâm điểm đầu tư du lịch, thì Việt Nam cũng đang được nhiều sự chú ý với những ưu thế vượt trội về cảnh quan và thiên nhiên đa dạng.
Cơ hội vàng cho đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Việt Nam
Không thua kém gì các thiên đường nghỉ dưỡng của Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, Việt Nam với đường bờ biển kéo dài 3.000 km, sở hữu nhiều địa danh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long (một trong 7 kỳ quan thế giới), Vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất hành tinh, theo xếp hạng của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới) hay bãi biển Phú Quốc (đứng thứ 2 trong 20 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất ở Châu Á, theo xếp hạng của CNN)… đã và đang gây ấn tượng mạnh mẽ trên thế giới và khu vực trong ngành công nghiệp “vàng”.
Theo Tổng cục Du lịch, lượt khách quốc tế đến Việt Nam tính chung cả năm 2017 đạt 12.922.151 lượt khách, tăng 29,1% so với năm 2016, tổng thu từ du lịch đạt hơn 510.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ trong 10 tháng năm 2018 đã đạt 12.821.647 lượt khách, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Bằng những con số kỳ tích chưa từng thấy, năm 2017, Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization) xếp thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này.
Phú Quốc (Việt Nam) sở hữu một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh
Tuy phát triển mạnh mẽ với các chỉ số tăng trưởng ấn tượng, nhưng ngành du lịch trong nước cũng chỉ đang ở giai đoạn sơ khai, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Số lượng resort cao cấp tích hợp các dịch vụ vui chơi giải trí chưa đủ để đáp ứng và phục vụ lượng du khách khổng lồ trong và ngoài nước, nhất là vào những dịp lễ tết.
Đứng trước cơ hội và thử thách này, các “ông lớn” trong ngành bất động sản đã vào cuộc, điển hình là Tập đoàn Vingroup với các công trình biệt thự ven biển tích hợp khu mua sắm, sân golf, nhà hàng, khu vui chơi…trải dài khắp cả nước. Những nỗ lực đầu tư này nhằm mục đích biến các kỳ nghỉ trở nên trọn vẹn, hấp dẫn hơn với du khách trong và ngoài nước.
Làn sóng đầu tư đang tràn đến nhanh chóng đồng nghĩa với việc bất động sản ven biển Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang “nóng” lên từng ngày. Thị trường bất động sản tại Việt Nam được xem như mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các tập đoàn bất động sản trong và ngoài nước. Điểm mấu chốt là các nhà đầu tư cần nhanh nhạy và sáng suốt để nắm bắt cơ hội to lớn đang mở ra trước mắt ngay lúc này.