Bất chấp khủng hoảng, xuất khẩu thủy sản sắp cán đích lịch sử 10 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Với sự tăng trưởng ngoạn mục, đến cuối tháng 11, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD - mốc kỷ lục của ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới. Ước tính thuỷ sản Việt Nam sẽ chiếm trên 7% thị phần thế giới trong năm nay.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, dù thị trường thế giới biến động và có nhiều khó khăn, song tính đến hết tháng 10, xuất khẩu thủy sản đã đạt 9,5 tỷ USD (tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái). Đóng góp cho sự tăng trưởng của ngành phải kể đến cá tra với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng qua đạt 2,2 tỷ USD (tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái).

Ngoài ra, mặt hàng tôm đạt gần 3,8 tỷ USD (tăng 19%); cá ngừ đạt 890 triệu USD (tăng 50%). Dự kiến năm nay, lần đầu tiên cá ngừ lọt vào danh sách ngành hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Với sự tăng trưởng ngoạn mục, dự báo đến cuối tháng 11, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD - mốc kỷ lục của ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới. Năm nay, cả ngành dự kiến sẽ đạt con số 11 tỷ USD (tăng 25% so với năm 2021), đưa kim ngạch của ngành thủy sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Bất chấp khủng hoảng, xuất khẩu thủy sản sắp cán đích lịch sử 10 tỷ USD ảnh 1

Xuất khẩu cá tra năm nay sang các thị trường đều bội thu

Trên bản đồ xuất khẩu thuỷ sản thế giới, hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy – 2 cường quốc có diện tích đất và mặt nước lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Với kết quả của năm 2022, ước tính thuỷ sản Việt Nam sẽ chiếm trên 7% thị phần thế giới.

Theo VASEP, bước vào quý 4, các doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt với hàng loạt khó khăn đang kìm hãm sự phát triển của ngành. Điển hình như từ giữa năm đến nay, nhiều ngân hàng đã cắt giảm mạnh tín dụng với các doanh nghiệp thủy sản mặc dù hạn mức tín dụng của nhiều DN mới chỉ giải ngân được 60-80%. Điều này khiến các doanh nghiệp không đủ tiền để thu mua nguyên liệu thủy sản, vật tư cho sản xuất phải hoạt động cầm chừng.

Ngoài ra, tại một số địa phương, tình trạng thiếu lao động làm việc trong các nhà máy đang gây sức ép lớn đến các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ, cam kết giao hàng và khó tăng công suất.

Bất chấp khủng hoảng, xuất khẩu thủy sản sắp cán đích lịch sử 10 tỷ USD ảnh 2

Sau đà tăng trưởng ngoạn mục, bước vào quý 4, các doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó trong việc tiếp cận vốn, thiếu nguồn nguyên liệu và lao động...

Để giải quyết những vướng mắc của ngành, tạo điều kiện cho ngành thủy sản duy trì được sự phát triển trong 2 tháng cuối năm và năm 2023, VASEP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo với các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn vay bình thường trong giai đoạn xuất khẩu thủy sản đang trên đà phục hồi và tăng trưởng như hiện nay.

Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ để bình ổn giá các loại vật tư đầu vào cho nuôi thủy sản, đặc biệt là giá thức ăn, con giống nuôi thủy sản, giá năng lượng cho khai thác; giảm chi phí logistic trong nước.

Đặc biệt, cùng với vấn đề thiếu lao động, VASEP kiến nghị Chính phủ, địa phương bố trí quỹ đất để các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân, gia tăng phúc lợi xã hội; Xem xét có khung pháp lý cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài trong trường hợp cần thiết, đồng thời cần nới quy định thời gian làm việc bán thời gian trong ngành thủy sản nhiều hơn.

MỚI - NÓNG
Chủ đề VSAR 2024 gắn liền với bảo vệ môi trường
Chủ đề VSAR 2024 gắn liền với bảo vệ môi trường
TPO - Tại buổi họp báo công bố Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (Vietnam STEM AI Robotics - VSAR), Ban tổ chức đã tặng đại biểu, khách mời, các nhà tài trợ, thầy cô giáo và các em học sinh phần quà là những cây xanh với mong muốn lan toả thông điệp bảo vệ môi trường và khát vọng một Việt Nam xanh.